Trị mất ngủ đơn giản bằng liệu pháp tự nhiên

(4.34) - 13 đánh giá

Người bị mất ngủ kéo dài thường lựa chọn dùng thuốc ngủ theo toa. Thực tế có một số biện pháp tự nhiên trị mất ngủ hữu ích. Việc thay đổi lối sống, thay thế các vật dụng liên quan đến giấc ngủ, thói quen sử dụng thực phẩm, chất bổ sung, thảo dược… có thể là cách chữa mất ngủ phù hợp với bạn.

Cách trị mất ngủ bằng các biện pháp tự nhiên

1. Uống sữa ấm

Nếu bị mất ngủ, bạn hãy uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Sữa hạnh nhân là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp não tạo ra melatonin (một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ). Ngoài ra, uống sữa ấm còn giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và thư giãn nên dễ ngủ hơn.

2. Ăn đồ ăn nhẹ có tính chất gây buồn ngủ

Theo Shelby Harris, tiến sĩ tâm lý, giám đốc chương trình y tế giấc ngủ hành vi tại Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ, thuộc Trung tâm Y khoa Montefiore, Bronx, New York, Mỹ: Các loại thực phẩm gây ngủ tốt nhất là sự kết hợp giữa protein và carbohydrate. Bạn nên ăn 1/2 quả chuối với 1 thìa súp bơ đậu phộng hoặc bánh quy lúa mạch với phô mai trước khi đi ngủ 30 phút.

3. Trị mất ngủ bằng trà tâm sen

Tâm sen (tên dùng trong Đông y là liên tâm), được sử dụng từ lâu như một loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, thanh nhiệt, giúp ngủ ngon. Tâm sen có chứa alkaloid, flavonoid cùng các axit amin. Alkaloid trong tâm sen có tác dụng giúp ngủ ngon nhưng cũng dễ gây độc với cơ thể nếu dùng quá liều.

Bạn nên chọn tâm sen có nguồn gốc rõ ràng, không bị nấm mốc nhằm tránh nhiễm độc khi uống. Nên sao vàng tâm sen trước khi sử dụng để giảm tính hàn của loại thảo mộc này. Khi mới dùng chỉ nên pha loãng, sau mới tăng dần liều lượng đến khi có giấc ngủ ngon để cơ thể thích ứng dần. Lưu ý là bạn không nên sử dụng trà tâm sen quá thường xuyên và kéo dài trên 1 tháng.

Ngoài ra, việc ăn các món chè hạt sen như: chè hạt sen củ năng, chèn hạt sen long nhãn… cũng giúp ngủ ngon hơn.

4. Rễ cây nữ lang (Valerian)

Rễ cây nữ lang giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả

Từ thời cổ đại, rễ cây nữ lang đã được sử dụng để cải thiện các vấn đề về giấc ngủ. Rễ của loại thảo dược này giúp an thần, chống mất ngủ nhưng phải sử dụng vài tuần mới đem lại kết quả. Các dạng bào chế của loại thảo dược này là trà, thuốc ngâm rượu, thuốc viên. Hãy trao đổi với bác sĩ về liều lượng sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

5. Hoa cúc La Mã (Chamomile)

Cúc La Mã là một loại thảo mộc lâu đời nổi tiếng ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã. Trà hay tinh dầu hoa cúc La Mã thường được sử dụng như một giải pháp cho người mất ngủ nhờ tính chất giúp thư giãn, an thần.

Lưu ý là bạn không nên sử dụng cúc La Mã nếu từng dị ứng với hoa hướng dương, nấm mốc, hoa cúc.

6. Cách chữa chứng mất ngủ bằng tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng làm dịu thần kinh và có thể hữu ích với một số người bị mất ngủ. Bạn có thể xông tinh dầu hoa oải hương hay thử tắm nước ấm có bổ sung loại tinh dầu này trước khi đi ngủ để thư giãn cơ thể và tâm trí.

Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu sả, tinh dầu gỗ hoàng đàn, tinh dầu hoa ngọc lan, tinh dầu cam hương Bergamot… để có giấc ngủ ngon hơn.

7. Yoga và thiền định

Khi ngồi thiền, cơ bắp và tâm trạng thư giãn nên dễ ngủ hơn

Sự gia tăng hoạt động cơ bắp và trí não phải suy nghĩ nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc thực hiện các kỹ thuật này nhằm làm cho cơ bắp và tâm trạng thư giãn là cách chữa chứng mất ngủ hiệu quả.

Ai cũng có thể học kỹ thuật này nhưng thường phải mất đến vài tuần mới có thể thực hành thuần thục. Một số nghiên cứu cho rằng việc tập yoga hay thực hành thiền định thường xuyên giúp tăng nồng độ melatonin trong máu nên thúc đẩy một giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, y học cổ truyền dùng phương pháp châm cứu để cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp điều trị chứng mất ngủ. Đôi khi, các bác sĩ Đông y sẽ kết hợp thảo dược với châm cứu để nâng cao hiệu quả điều trị.

Bổ sung melatonin hoặc các khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ

1. Melatonin

Melatonin không phải là thuốc ngủ mà là một loại hormone do tuyến tùng trong bộ não sản sinh, và giảm dần theo độ tuổi. Loại hormone này cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Do đó, bạn có thể bổ sung melatonin bằng đường ăn uống hoặc dược phẩm.

Melatonin tạo cảm giác buồn ngủ, làm giảm nhiệt độ cơ thể nên làm bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, melatonin thường được sử dụng trong việc điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học.

Melatonin hữu ích với những người hay đi xa, bị trái múi giờ. Bạn chỉ nên sử dụng nó dưới sự hướng dẫn và theo dõi của thầy thuốc.

2. Magiê

Các loại trái cây là nguồn cung cấp magiê tuyệt vời

Magiê có vai trò quan trọng đối với giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt loại khoáng chất này có thể ngăn não phát ra tín hiệu buồn ngủ vào ban đêm. Bạn có thể bổ sung magiê cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm như:

  • Gạo, mầm lúa mì
  • Các loại rau củ: Cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, cần tây, atisô, khoai tây, bí đỏ, củ cải…
  • Trái cây: Dưa hấu, bơ, chuối, bưởi, xoài, nho khô…
  • Các loại hạt: Hạt bí, hạt mè, hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương…

Nếu bạn muốn uống bổ sung magiê bằng thực phẩm chức năng, hãy trao đổi thật cụ thể với bác sĩ để biết liều lượng cụ thể. Magiê có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau nên có thể gây ra các vấn đề sức khỏe.

3. L-theanine

Loại axit amin này được tìm thấy trong lá trà xanh có thể giúp chống lại tình trạng lo lắng, giúp bạn trị mất ngủ.

Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy L-theanine làm giảm nhịp tim và phản ứng miễn dịch với tình trạng căng thẳng. Nó được cho là hoạt động bằng cách thúc đẩy lượng hormone cảm giác tốt mà cơ thể tạo ra. Nó cũng gây ra sóng não liên quan đến thư giãn.

Điều trị mất ngủ bằng cách thay đổi lối sống hoặc thay thế vật dụng thiết yếu liên quan đến giấc ngủ

Ngoài việc thực hiện các biện pháp kể trên, việc thay đổi lối sống hoặc thay thế các vật dụng thiết yếu liên quan đến giấc ngủ cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ. Những thay đổi sau đây có thể rất hữu ích đối với bạn:

1. Không để tivi trong phòng ngủ: Không để tivi trong phòng ngủ và không xem tivi khi đã quá giờ đi ngủ.

2. Không để điện thoại, máy tính bảng, thiết bị điện tử trên giường: Nếu muốn có một giấc ngủ ngon, bạn hãy tắt các thiết bị kể trên và để chúng cách xa giường.

3. Hãy rời khỏi giường: Nếu không thể ngủ trong vòng 30 phút, bạn nên đứng dậy ra khỏi giường. Bạn hãy đọc sách, ngồi thiền và chỉ trở lại giường khi cảm thấy thực sự buồn ngủ.

4. Không tập thể dục sát giờ đi ngủ: Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ nhưng khi tập, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng, trong khi cơ thể cần khoảng vài giờ mới có thể trở về nhiệt độ bình thường. Do đó, bạn nên tập thể dục trước giờ đi ngủ ít nhất 3 giờ.

5. Giữ phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ: Việc phòng ngủ bừa bộn, ồn ào thường gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Không gian yên tĩnh, sạch sẽ giúp tâm trạng bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu sử dụng điều hòa, bạn không nên để nhiệt độ quá lạnh. Phòng ngủ quá lạnh có thể khiến bạn trằn trọc khó ngủ.

6. Gối, nệm quá cứng: Nếu rơi vào trường hợp này, bạn đừng ngần ngại bỏ tiền mua 1 chiếc nệm tốt cùng những chiếc gối êm, một cái mền mềm và ấm. Nguyên nhân là chúng ta dành gần 1/3 thời gian trong ngày để ngủ nên bạn cần đầu tư thích hợp để có giấc ngủ ngon. Từ đó, bạn dễ dàng điều trị mất ngủ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thấu hiểu sức khoẻ cảm xúc ở thanh thiếu niên

(89)
Tôi cần biết gì về sức khỏe cảm xúc ở tuổi thanh thiếu niên? Những năm thiếu niên là khoảng thời gian chuyển tiếp từ thời thơ ấu vào tuổi trưởng ... [xem thêm]

11 cách phòng ngừa suy thận không phải ai cũng biết

(33)
Mục đích chung của các biện pháp phòng ngừa suy thận là tập trung vào việc ngăn chặn ngay từ đầu những yếu tố nguy cơ gây phát sinh bệnh, ví dụ như đái ... [xem thêm]

Xơ gan ở trẻ em và những điều bạn nên biết

(20)
Nguyên nhân xơ gan ở trẻ em chủ yếu xuất phát từ những thương tổn ở gan, mật hoặc các bệnh lý di truyền. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề sức khỏe ... [xem thêm]

7 điều bạn nên nhớ để tránh hậu quả của tai nạn giao thông

(76)
Hậu quả của tai nạn giao thông có thể khiến bạn sợ hãi khi đọc các tin tức trên mạng xã hội hay người thân gặp tai nạn. Với thực trạng nhiều người ... [xem thêm]

9 tác dụng của hạt nhục đậu khấu có thể bạn chưa biết

(82)
Hạt nhục đậu khấu vừa là nguyên liệu nấu nhiều món ăn ngon vừa có thể dùng làm tinh dầu để massage thư giãn. Với hương thơm tươi mát nhẹ nhàng, loại ... [xem thêm]

Chữa đau lưng tại nhà từ 7 mẹo vặt hay

(60)
Đau lưng là chứng bệnh rất phổ biến với nhiều người. Nếu cơn đau không phải do chấn thương mạnh hay bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến cột sống cần ... [xem thêm]

Hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể: Đâu là nguyên nhân?

(60)
Cholesterol là hợp chất quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể, đóng vai trò trung tâm xây dựng màng tế bào. Tuy nhiên, bạn có thể bị mắc các ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc gây mê: Cẩn thận kẻo rối loạn nhận thức!

(25)
Trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn cần phải sử dụng thuốc gây mê để phẫu thuật hay thực hiện các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên, tác dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN