Tim khỏe mạnh với 4 bài tập đơn giản sau

(4.25) - 24 đánh giá

Tim là một bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Thế nhưng, làm sao giúp tim khỏe mạnh hơn để bạn luôn có một lối sống lành mạnh và thêm tự tin trong cuộc sống?

Hoạt động thể chất là một phần quan trọng để bạn có một lối sống lành mạnh. Vận động không chỉ giúp bạn bảo vệ cơ thể mà còn giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh. Sau đây là những bài tập tốt cho sức khỏe tim mạch mà bạn nên áp dụng thường xuyên.

Các bài tập giúp tim khỏe mạnh

Các bài tập dành cho tim thường là bài tập aerobic hoặc bài tập sức bền. Những bài tập này sử dụng nhiều nhóm cơ và khiến cơ thể sử dụng nhiều oxy hơn khi bạn nghỉ ngơi, do đó giúp tăng tốc độ hô hấp và nhịp tim, rất tốt cho tim và phổi.

Các bài tập tim mạch cũng giúp thư giãn mạch máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, nâng cao tinh thần, giảm viêm và làm tăng nồng cholesterol HDL (cholesterol tốt) trong máu. Ngoài ra, kiên trì thực hiện các bài tập tim mạch sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị suy tim, đột quỵ và các vấn đề về tim khác.

Nếu bạn đang hồi phục sau cơn đau tim, thực hiện các bài tập này sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục.

Cụ thể, bạn có thể áp dụng các bài tập như bơi lội, đi bộ nhanh, khiêu vũ, chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang bộ ở nơi làm việc,… để giúp tim khỏe mạnh hơn. Bạn nên cố gắng tập các bài tập này ít nhất 150 phút mỗi tuần.

Bài tập tăng thể lực

Các bài tập tăng thể lực làm rắn chắc cơ bắp và giúp cơ thể tăng cường sức chịu đựng, bao gồm sức chịu đựng của quả tim. Các bài tập này cũng giúp giảm lượng đường trong máu, tăng mật độ xương, cải thiện tư thế và kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân suy tim không nên thực hiện các bài tập này.

Các bài tập thể lực điển hình là chống đẩy, bài tập lunges. Bạn có thể nhờ một nhà trị liệu vật lý hoặc một huấn luyện viên cá nhân thiết kế một chương trình luyện tập mà bạn dễ thực hiện ở nhà hoặc tại phòng tập. Bạn nên luyện tập 2–3 lần mỗi tuần để có kết quả tốt nhất.

Bài tập kéo giãn

Các bài tập kéo giãn giúp kéo dài, giãn cơ, cải thiện tính linh hoạt và tăng biên độ vận động. Điều này rất tốt cho các hoạt động hằng ngày của bạn, chẳng hạn như khi bạn cúi người hoặc buộc dây giày.

Bạn nên nhớ hãy khởi động trước khi tập thể dục để ngăn ngừa tình trạng căng cơ, chẳng hạn như đi bộ hoặc xoay các khớp ở tay.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập này để kéo giãn gân kheo, cơ tứ đầu đùi hoặc các cơ ở lưng, cổ, vai. Bài tập kéo giãn nên được thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, bạn nên thực hiện ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Tim khỏe mạnh với các bài tập cân bằng

Các bài tập cân bằng không chỉ giúp duy trì khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, tránh té ngã mà còn giúp bạn duy trì một trái tim khỏe mạnh. Sự cân bằng giúp bạn thực hiện một số hoạt động như đi bộ, leo cầu thang, chạy.
Các bài tập cân bằng điển hình là Thái Cực quyền và yoga. Bạn có thể tập luyện bài tập này tại phòng tập thể dục, phòng khám hay ở nhà. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến một chuyên gia vật lý trị liệu để xác định tính cân bằng trong cơ thể và có được một chương trình tập luyện tốt nhất.

Bạn không cần phải tập cân bằng hằng ngày. Tuy nhiên, nếu thường mất thăng bằng trong các hoạt động, bạn nên tập luyện các bài tập này ít nhất 3 lần mỗi tuần. Ngoài ra, đối với tim mạch, các bài tập cân bằng còn giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện một cơn đau tim.

Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe tim mạch, việc điều trị thường phức tạp. Tuy nhiên, các bài tập đơn giản như trên sẽ giúp bạn bảo vệ tim một cách hiệu quả. Do đó, để tim khỏe mạnh, bạn nên tập luyện các bài tập này thường xuyên nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ tập đi bị căng thẳng, bạn tin không?

(35)
Tuy trẻ tập đi bị căng thẳng nghe có vẻ lạ nhưng đây lại là vấn đề khá phổ biến hiện nay khi các con có biểu hiện không bình thường.Tuổi tập đi là ... [xem thêm]

Dấu hiệu nào báo hiệu da bạn đang bị lão hóa?

(47)
Cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa từ ngoài độ tuổi 20. Khi đó, một số dấu hiệu lão hóa da sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần bắt đầu từ các đường ... [xem thêm]

Bất ngờ với mối quan hệ giữa dinh dưỡng và HIV/AIDS

(50)
Chế độ dinh dưỡng và HIV/AIDS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh kiểm soát ... [xem thêm]

Cân bằng khẩu phần ăn DASH

(10)
Chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) là một phương pháp ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch. ... [xem thêm]

Biến chứng COPD: Những nguy hiểm khó lường và cách phòng ngừa

(50)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

4 bài tập thiền giúp bạn xua tan stress

(48)
Thiền định là liệu pháp tinh thần có tác dụng giúp bạn kiểm soát cảm xúc trong một thế giới đầy hỗn độn. Nếu muốn giảm thiểu stress trong công việc ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi mang thai sau 50 tuổi

(78)
Ngày nay, có rất nhiều người nổi tiếng làm mẹ ở độ tuổi trên 45. Không ai nói rằng phụ nữ cuối độ tuổi 40 và 50 không thể thụ thai, thế nhưng việc ... [xem thêm]

Cải thiện rối loạn tiêu hóa ở bà bầu rất đơn giản

(49)
Trong thai kỳ, rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể khiến bạn khó chịu. Vậy hãy đọc ngay những cách giúp bạn vượt qua tình trạng này.Gần đây, bạn thấy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN