Tìm hiểu về thuốc trị long đàm Acetycysteine (P1)

(4.03) - 54 đánh giá

Khi cổ họng có đàm hoặc chất nhầy sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu lúc giao tiếp. Tìm hiểu ngay thuốc trị long đàm Acetycysteine để điều trị bệnh nhé.

Acetylcysteine là thuốc gì?

Acetylcysteine là một loại thuốc long đàm – thuốc làm tan đàm và làm loãng chất nhầy. Thuốc thường được dùng ở dạng hít.

Acetylcysteine được dùng để điều trị tiết dịch đàm trong các tình trạng phổi nhất định – nguyên nhân gây khó thở. Thuốc làm loãng chất nhầy làm cho người bệnh dễ dàng ho ra chúng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý trước khi dùng Acetylcysteine

Trước khi quyết định dùng thuốc, bạn nên cân nhắc cả lợi và hại mà thuốc mang lại:

  • Đối với trẻ em: Mặc dù chưa có thông tin cụ thể về so sánh việc dùng thuốc giữa trẻ em và người trưởng thành nhưng nếu con trẻ phải dùng thuốc thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến;
  • Đối với người cao tuổi: Có rất nhiều loại thuốc chưa được nghiên cứu kỹ, đặc biệt là việc dùng thuốc ở người cao tuổi. Do đó, bác sĩ chưa chắc chắn về tính an toàn khi sử dụng Acetylcysteine cho người cao tuổi vì nó có thể gây ra các tác dụng khác biệt so với tác dụng phụ mà thuốc gây ra cho người trưởng thành. Vì thế để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe.

Liều dùng

Liều dùng thuốc sẽ khác nhau tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân. Bạn cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc in trên bao bì.

Dưới đây là liều dùng trung bình của thuốc. Bạn không nên tự ý thay đổi liều lượng nếu bác sĩ không yêu cầu.

Đối với dạng hít (dung dịch) để làm mỏng hoặc tan dịch nhầy ở bệnh phổi (đối với cả trẻ em và người lớn):

  • Dùng 3−5 ml dung dịch 20% hoặc 6−10 ml dung dịch 10% trong một bình xịt ba hoặc bốn lần một ngày. Bệnh nhân sẽ hít thuốc vào thông qua mặt nạ, ống ngậm, hoặc phẫu thuật mở khí quản;
  • Các dung dịch 10% hay 20% được hít vào như một màn sương dày;
  • Thỉnh thoảng các dung dịch 10 hay 20% được đặt trực tiếp vào khí quản hoặc thông qua một ống thông vào khí quản đối với một số tình trạng bệnh.

Sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về phổi (đối với cả trẻ em và người lớn):

  • Dùng 1−2 ml dung dịch 20% hoặc 2−4 ml dung dịch 10% bằng cách hít vào hoặc đặt trực tiếp vào khí quản 2 hoặc 3 lần trước khi xét nghiệm.

Tác dụng phụ của Acetylcysteine

Bạn có thể gặp phải vài trong số các triệu chứng dưới đây khi dùng thuốc Acetylcysteine:

  • Viêm họng hoặc đau họng;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Sốt;
  • Chảy nước mũi;
  • Buồn ngủ;
  • Cảm thấy lạnh run;
  • Co thắt ngực;
  • Khó thở.

Nếu bạn mắc phải các triệu chứng ở mức độ nhẹ thì cũng đừng quá lo lắng vì chúng sẽ tự biến mất sau một vài ngày hoặc một tuần. Tuy nhiên, nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn cần báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để nhận điều trị phù hợp.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng

Bạn có thể gặp triệu chứng co thắt phế quản nếu gặp phải tác dụng phụ quá nghiêm trọng. Triệu chứng của bệnh này bao gồm thở khò khè, đau tức ngực và khó khăn khi thở. Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc phải các triệu chứng này, bạn cần phải liên lạc ngay với Trung tâm cấp cứu 115 hoặc trạm y tế gần nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nước ép cần tây có tác dụng gì? 15 lợi ích tuyệt vời

(86)
Nước ép cần tây không chỉ là thức uống giảm cân mà còn mang lại nhiều lợi ích cho da và tóc. Tác dụng của nước ép cần tây có thể sẽ khiến bạn ngạc ... [xem thêm]

Bỏ túi 6 xu hướng khắc phục da khô hàng đầu

(59)
Một số người dễ bị khô da hơn những người khác. Da khô làm da thiếu sức sống, dễ lão hóa, chảy xệ, nếp nhăn… Có nhiều phương pháp điều trị da khô. ... [xem thêm]

5 bài tập cơ mông để khởi động và thư giãn

(91)
Các bài tập cơ mông nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thư giãn cơ đùi và cơ hông sau một ngày dài ngồi làm việc tại bàn. Bạn cũng có thể thực hiện những bài tập ... [xem thêm]

Quả thanh long và những tác dụng tuyệt diệu (Phần 1)

(42)
Quả thanh long là một loại quả phổ biến ở Việt Nam nhưng lại rất được ưu chuộng trên thị trường quốc tế. Quả thanh long không những hấp dẫn nhờ ... [xem thêm]

Dấu hiệu sa sút trí tuệ: 10 biểu hiện sớm nhận biết bệnh

(24)
Sa sút trí tuệ là tình trạng tập hợp các triệu chứng xảy ra do hàng loạt nguyên nhân. Dấu hiệu sa sút trí tuệ là những biểu hiện cho thấy bạn đang suy ... [xem thêm]

Khám phá những cách chữa bệnh trĩ hiện nay

(65)
Bệnh trĩ hiện nay là một căn bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở nhiều đối tượng trong nhiều độ tuổi khác nhau. Thế nhưng, bạn đã biết các cách chữa ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cho thấy bạn là một người thích kiểm soát

(13)
Bạn có bao giờ nghĩ mình là người thích kiểm soát và gây căng thẳng cho chính bản thân? Hello Bacsi sẽ giúp bạn đánh giá đúng nhất về bản thân nhé.Những ... [xem thêm]

Điều trị bệnh thận ứ nước: Thoát nước tiểu là ưu tiên hàng đầu

(80)
Đối với bệnh thận ứ nước, thoát nước tiểu là thủ thuật điều trị ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo đó, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể cần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN