Bỏ túi 6 xu hướng khắc phục da khô hàng đầu

(3.85) - 59 đánh giá

Một số người dễ bị khô da hơn những người khác. Da khô làm da thiếu sức sống, dễ lão hóa, chảy xệ, nếp nhăn… Có nhiều phương pháp điều trị da khô. Bài viết này nói về 6 xu hướng khắc phục da khô từ thói quen hàng ngày. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé!

Điều gì gây khô da?

Da tự nhiên sản xuất một loại dầu gọi là bã nhờn. Khi da sản xuất quá nhiều dầu, điều này có thể dẫn đến nổi mụn. Tuy nhiên, có một số bã nhờn trên da rất quan trọng để giữ nước và bảo vệ các tế bào khỏi bị nhiễm trùng. Nếu da không tạo hoặc bổ sung đủ bã nhờn có thể bị khô.

Da khô có thể gây ngứa, bong tróc làm sần sùi, gây xỉn màu da và thô ráp.

Một số nguyên nhân tiềm ẩn của da khô hoặc mất nước trên mặt bao gồm:

  • Thời tiết lạnh, không khí khô.
  • Tiếp xúc với hóa chất trong xà phòng hoặc các sản phẩm khác.
  • Rửa mặt hoặc tắm quá nhiều lần, sử dụng nước nóng/ấm khi rửa.
  • Độ pH da không cân bằng.
  • Do một số loại thuốc gây nên.
  • Uống quá ít nước một ngày.
  • Một số nguyên nhân khác.

6 xu hướng khắc phục da khô

1. Giữ ẩm hàng ngày

Có rất nhiều phương pháp giữ ẩm cho làn da. Kem dưỡng ẩm, thuốc mỡ và xịt khoáng… cải thiện chức năng tự nhiên của da, giúp thúc đẩy giữ nước. Giữ ẩm qua đêm sẽ cung cấp thêm lợi ích cho da. Bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm lên mặt trước khi ngủ và rửa sạch bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng vào buổi sáng.

Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm trên thị trường. Đầu tiên bạn phải hiểu rõ da bạn khô ở mức độ nào, nó có kèm theo nhạy cảm hay các vấn đề kích ứng khác hay không? Bước tiếp theo là lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm vừa phù hợp với da vừa phù hợp với túi tiền. Bạn sẽ mất một thời gian, dùng qua một vài loại sản phẩm thì mới tìm được loại kem dưỡng phù hợp với làn da khô của mình.

Một loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, thân thiện với khuôn mặt thường chứa các thành phần có lợi sau: axit hyaluronic, ceramides, colloidal oatmeal…

Một số loại kem dưỡng ẩm và các sản phẩm chăm sóc da khác có chứa chất làm khô có thể làm cho da khô trở nên tồi tệ hơn.

Nói chung, bạn nên tránh các sản phẩm có chứa: alcohols (cồn), petrolatum hoặc petroleum, artificial fragrances, dioxane…

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm tự nhiên để giúp làm giảm khô da trên mặt, gồm: nha đam, dầu dừa, bơ, dầu olive, dầu gấc…

Dầu dừa và bơ hạt mỡ chứa dầu tự nhiên. Một số người có loại da bình thường, da dầu hoặc da hỗn hợp có thể bị mụn sau khi sử dụng các sản phẩm này.

2. Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng

Các loại sữa rửa mặt, xà phòng rửa mặt có chứa hương liệu, màu sắc và các hóa chất khác có thể gây kích ứng và làm khô da. Nói chung, tốt nhất bạn nên lựa chọn sản phẩm có chất tẩy rửa nhẹ, không mùi thơm cho mặt và tránh các sản phẩm có chứa cồn, màu nhân tạo và hạt vi nhựa.

Thành phần cần tránh bao gồm: natri lauryl sulfate (SLS) – những chất có nguồn gốc từ dầu khoáng, bao gồm petroleum và parafin, parabens, diethanolamine (DEA), monoethanolamine (MEA), triethanolamine (TEA…

3. Tẩy tế bào chết để loại bỏ da khô dư thừa

Da khô thường gây bong tróc da, các mảng khô và lỗ chân lông bị tắc, vì thế những cô nàng da khô thường tẩy tế bào chết. Nhưng lưu ý, không được tẩy quá nhiều, vì điều này tăng kích ứng da và làm da bị khô hơn.

Có hai cách tẩy tế bào chết là cơ học hoặc hóa học.

Tẩy da chết cơ học: dùng bàn chải có lông tơ, khăn lông và nước ấm… Phương pháp này hoạt động bằng cách loại bỏ các tế bào trên bề mặt da.

Tẩy da chết bằng hóa chất: mặc dù nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng nhiều người coi tẩy da chết hóa học là lựa chọn thay thế nhẹ nhàng cho tẩy da chết cơ học. Các hóa chất bao gồm axit alpha-hydroxy (AHA) và axit beta-hydroxy (BHA). AHA hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da trong khi BHA xâm nhập vào các lớp sâu hơn của da để loại bỏ tế bào chết khỏi lỗ chân lông.

Cả AHA và BHA đều làm tăng tế bào, giúp da mềm mại và mịn màng. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai hình thức trên, nhưng không để vượt quá 3 lần/tuần và sau khi tẩy nên sử dụng kem dưỡng ẩm.

4. Tập thói quen tắm tốt hơn

Tốt nhất là sử dụng nước ấm, không quá nóng, khi tắm hoặc rửa mặt vì nước nóng có thể loại bỏ da dầu tự nhiên, làm da khô hơn.

Tắm và rửa mặt quá lâu cũng không có lợi cho da. Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên hạn chế tắm và tắm trong 5 phút 10 hoặc ít hơn để giúp da bớt khô.

Sau khi tắm hoặc rửa mặt, bạn nên thoa ngay kem dưỡng ẩm để giúp khóa độ ẩm.

5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Ở trong môi trường sử dụng máy điều hòa không khí liên tục sẽ làm da mất đi độ ẩm. Vì thế, nếu phải ở trong môi trường này liên tục, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc để một bát nước ngay bên cạnh chỗ làm việc, giúp giữ độ ẩm không khí.

6. Dùng thuốc điều trị

Các chuyên gia chăm sóc da và sức khỏe có thể kê toa thuốc mỡ hoặc kem bôi cho những người có tình trạng da hoặc những người có làn da mất nước không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường.

Loại thuốc sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô da. Các loại thuốc thường chứa hydrocortison, một loại steroid giúp giữ nước cho da.

Lưu ý

  • Sử dụng kem chống nắng cho mặt
  • Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc rửa mặt
  • Sử dụng nước ấm, không nóng, khi rửa mặt và tắm
  • Uống nhiều nước
  • Hạn chế cà phê, không hút thuốc lá

Các yếu tố môi trường và lối sống có thể góp phần vào việc làm tăng tế bào da khô trên mặt. Bạn có thể phòng tránh và ngăn ngừa da khô trên bộ phận này của cơ thể bằng cách sử dụng các phương pháp điều trị nhẹ nhàng và các biện pháp khắc phục tại nhà.

Nếu da khô không cải thiện hoặc xấu đi, bạn có thể gặp bác sĩ da liễu. Những người có làn da khô không đáp ứng với các phương pháp điều trị bằng thuốc OTC (thuốc không kê đơn) hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà có thể sẽ phù hợp với kem hoặc thuốc mỡ mạnh theo toa.

LUYẾN TRẦN/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 loại thực phẩm giúp bạn sở hữu vòng eo “con kiến”

(85)
Vòng eo bánh mì có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, làm giảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây viêm và khiến bạn tăng cân không kiểm ... [xem thêm]

7 lời khuyên dinh dưỡng cho người bị thiếu máu bất sản

(30)
Những người bị bệnh suy tủy xương có thể bị thiếu máu bất sản, đây là tình trạng thiếu tất cả các loại tế bào máu. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về dị ứng sữa ở trẻ

(65)
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này ... [xem thêm]

8 điều chị em nên biết về tử cung ngả sau

(86)
Hiện tượng tử cung ngả sau tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu kèm theo viêm nhiễm vùng chậu, khả năng sinh sản hoặc quá trình mang thai của bạn có thể gặp ... [xem thêm]

Bật mí những cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà

(26)
Bất cứ ai từng bị sỏi thận cũng có nguy cơ cao mắc lại bệnh. Việc hiểu rõ những cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều ... [xem thêm]

Tập cardio thế nào để siết mỡ tăng cơ?

(69)
Tập cardio nổi tiếng vì không chỉ giúp tim mạch khỏe hơn mà còn giúp đốt mỡ thừa và để lộ phần cơ rắn chắc. Bạn hãy tìm hiểu xem nên tập cardio như ... [xem thêm]

Các lưu ý khi tự tập Kegel thu hẹp âm đạo

(27)
Ai cũng đều biết rằng, tập thể dục là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh. Nhưng có một bộ phận trên cơ thể hiếm được quan tâm và tập luyện ... [xem thêm]

Cải thiện chứng ợ nóng bằng chế độ ăn uống

(82)
Ợ nóng hay còn được gọi là ợ chua, trào ngược là các triệu chứng rất thường xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN