Đối với tình trạng suy thận giai đoạn cuối, chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh, giảm áp lực lên hoạt động của thận.
Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng khi điều trị suy thận. Thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng tốt cung cấp cho bạn năng lượng để thực hiện các công việc hàng ngày, ngăn ngừa nhiễm trùng, xây dựng và duy trì cơ bắp, giữ được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Protein Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Cơ thể cần protein để xây dựng cơ bắp, làm lành vết thương và chống nhiễm trùng. Khi bạn bắt đầu chạy thận nhân tạo để điều trị suy thận, chế độ dinh dưỡng cần nhiều protein hơn. Bạn có thể bổ sung protein từ các thực phẩm như:
- Trứng, nhất là lòng trắng trứng
- Thịt như thịt bò, bê, lợn, cừu…
- Thịt gia cầm như thịt gà
- Cá và một số hải sản
- Rau và ngũ cốc
Calo Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Calo giống như nhiên liệu, chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Calo đóng vai trò rất quan trọng vì:
- Giúp giữ cho trọng lượng cơ thể ổn định, khỏe mạnh
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày
- Giúp cơ thể sử dụng được protein để xây dựng cơ bắp
Nếu chế độ dinh dưỡng hiện tại không cung cấp đủ calo, bạn có thể sử dụng thêm một số đồ ngọt như đường, mứt, thạch, kẹo cứng, mật ong hoặc siro; trừ trường hợp bạn đang bị đái tháo đường.
Các chất béo như bơ thực vật và các loại dầu như dầu canola, dầu ô liu cũng là nguồn cung cấp calo rất tốt.
Vitamin và khoáng chất Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Bệnh thận và quá trình chạy thận nhân tạo làm thay đổi nhu cầu vitamin và khoáng chất của cơ thể. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận có thể hạn chế một số lựa chọn thực phẩm thường cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng. Thay vào đó, bạn cần bổ sung vitamin và khoáng chất bằng các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng:
- Chỉ dùng các vitamin và khoáng chất mà chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng, vì một số vitamin và khoáng chất có thể gây hại cho người bị suy thận
- Tránh bổ sung thảo dược
Bạn cần làm gì nếu không cảm thấy đói? Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Khi bạn đang phải chạy thận nhân tạo, cơ thể khó có đầy đủ dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nhất là trường hợp bạn không cảm thấy đói. Vì vậy, bổ sung dinh dưỡng có thể giúp bạn có được lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết.
Các thực phẩm bổ sung có thể ở dạng thức uống lỏng, sinh tố, nước trái cây, súp, bánh quy, bánh pudding… Một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng dành riêng cho người mắc bệnh đái tháo đường hoặc suy thận. Trước khi bắt đầu bổ sung dinh dưỡng, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia xem loại nào phù hợp nhất cho bạn.
Nếu lọc máu không đủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và ăn uống không tốt. Xét nghiệm urê máu (URR) và tính chỉ số Kt/V giúp đo lường mức độ lọc máu.
Kiểm soát các chất dinh dưỡng khác Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Bạn cũng cần kiểm soát một vài chất trong chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận như:
- Natri
- Kali
- Phốt pho
- Kali
- Thực phẩm lỏng
Chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận bằng lọc màng bụng Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Nếu bạn đang điều trị suy thận bằng phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc), bạn có thể bị tăng cân không mong muốn theo thời gian. Nguyên nhân vì chất lỏng lọc máu được sử dụng có chứa một loại đường tên là dextrose.
Đường dextrose có calo cao khiến bạn tăng cân không mong muốn. Đối với những người bị đái tháo đường, lượng đường từ dung dịch lọc máu có thể khiến đường huyết tăng cao. Khi đó, bạn có thể phòng ngừa tăng cân ngoài ý muốn hay đường huyết tăng cao bằng cách:
- Nhờ chuyên gia tư vấn một chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Hạn chế tiêu thụ natri và các thực phẩm lỏng
- Hỏi bác sĩ khi cần thay đổi thuốc kiểm soát lượng đường trong máu
- Trao đổi với bác sĩ nếu bạn muốn thay đổi loại dịch lọc máu
Kiểm tra chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận
Bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe và chế độ ăn, từ đó thảo luận với bạn về hiệu quả điều trị phối hợp với chế độ ăn uống.