Tìm hiểu chung về huyết áp

(4.13) - 18 đánh giá

Huyết áp tâm trương cao thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên. Hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ bệnh lý này, dẫn đến tâm lý xem thường những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe mà nó mang lại.

Các chuyên gia chia huyết áp thành hai phần, gồm huyết áp tâm thu và tâm trương. Huyết áp tâm thu phản ánh áp lực tác động lên thành động mạch khi máu lưu thông, được thể hiện qua số đầu tiên (tử số) trong chỉ số đo huyết áp. Trong khi đó, huyết áp tâm trương là áp lực máu được tạo ra khi cơ tim thả lỏng.

Huyết áp tâm trương cao là gì?

Huyết áp tâm trương là lực tác động bởi máu lên thành động mạch ở thì tâm trương. Theo các chuyên gia, huyết áp tâm trương cao là do các động mạch nhỏ trong cơ thể hẹp hơn bình thường. Điều này khiến máu chảy qua các tiểu động mạch bị nén lại, do đó làm tăng huyết áp.

Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây hẹp động mạch vẫn chưa được xác định rõ. Nồng độ cao bất thường của một số chất làm tăng huyết áp, chẳng hạn như angiotensin hoặc các cơ trong thành động mạch co thắt không phù hợp là hai giả thiết hợp lý nhất. Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò nhất định trong vấn đề này.

Nguyên nhân tăng huyết áp tâm trương

Tuyến giáp hoạt động kém hay suy giáp là một trong những nguyên nhân thứ phát phổ biến của tình trạng huyết áp tâm trương cao. Suy giáp có thể bị nghi ngờ ở một người tăng cân, mệt mỏi và cơ thể không có sức kháng lại cảm lạnh.

Tuy nhiên, xét nghiệm máu vẫn sẽ được tiến hành để xác nhận chẩn đoán. Các bệnh nội tiết làm tăng hàm lượng aldosterone, hormone tuyến cận giáp hoặc corticosteroid cũng là nguy cơ khiến huyết áp tâm trương cao.

Hầu hết các bệnh gây hại cho thận đều có khả năng dẫn đến huyết áp tâm trương cao bởi chúng khiến thận giảm chức năng đào thải chất lỏng ra khỏi cơ thể bằng cách tăng lượng angiotensin lên. Tăng huyết áp thận cũng là một giả thiết về nguyên nhân gây huyết áp tâm trương cao đáng lưu tâm.

Các biến chứng tăng huyết áp tâm trương

Mặc dù nhiều người thường chú trọng nhiều vào việc giảm chỉ số huyết áp tâm thu, bạn cần lưu ý rằng huyết áp tâm trương cao vẫn là một yếu tố dự báo quan trọng về hậu quả đe dọa tính mạng.

Một nghiên cứu trước đây đánh giá hồ sơ bệnh án của hơn một triệu người cho thấy trong khi tăng huyết áp tâm thu có mối liên kết chặt chẽ với nguy cơ đau ngực liên quan đến bệnh tim cũng như đột quỵ, huyết áp tâm trương cao lại có nguy cơ gây phình động mạch chủ bụng, một tình trạng mà động mạch lớn nhất trong cơ thể giãn nở bất thường, có khả năng dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác còn chứng minh mối liên hệ giữa huyết áp tâm trương cao và suy giảm nhận thức.

Mặt khác, huyết áp tâm trương cao cũng sẽ dẫn đến tăng huyết áp tâm thu, tiền đề cho bệnh tiểu đường, đột quỵ hoặc suy tim.

Các triệu chứng của huyết áp tâm trương cao

Tăng huyết áp được xem là một căn bệnh thầm lặng bởi nguyên nhân cũng như triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, nguyên nhân thứ phát của huyết áp cao (do một tình trạng tiềm ẩn) có thể xuất hiện với các triệu chứng dễ dàng bắt gặp. Chẳng hạn như, suy giáp đặc trưng bởi tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến giảm sản xuất hormone tuyến giáp và có thể gây tăng cân, dễ cảm lạnh và cảm giác mệt mỏi, ngoài ra còn có huyết áp tâm trương cao.

Các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát không có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Do đó, nó có thể dẫn đến hậu quả sức khỏe lâu dài nếu không được can thiệp y tế sớm. Đây là lý do tại sao việc đo huyết áp một cách thường xuyên cực kỳ quan trọng, vì đây là phương pháp đáng tin cậy duy nhất để xác định bệnh của bạn.

Dưới đây là một số triệu chứng của huyết áp tâm trương cao:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khó ngủ
  • Chảy máu mũi
  • Đánh trống ngực
  • Buồn nôn
  • Nhìn mờ

Huyết áp tâm trương cao khác biệt với huyết áp tâm thu cao hoặc tăng huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương. Nó thường có thể được kiểm soát tốt với những thay đổi cá nhân và lối sống, mặc dù bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc.

Ngoài lề: huyết áp tâm thu cao và huyết áp tâm trương thấp

Nếu bạn có chỉ số huyết áp tâm trương dưới 80mmHg, đồng thời chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 130mmHg, bạn sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp tâm thu.

Tăng huyết áp tâm thu có thể gây ra bởi các điều kiện cơ bản như xơ cứng động mạch, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc bệnh tiểu đường. Đôi khi, nó có thể được gây ra bởi các vấn đề liên quan đến van tim. Đây là dạng huyết áp cao phổ biến nhất ở những người trên 65 tuổi, nhưng những người trẻ tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi loại tăng huyết áp này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng viêm phổi: Nhận biết ngay kẻo muộn!

(56)
Triệu chứng viêm phổi có thể bị nhầm lẫn với các chứng cảm cúm, dị ứng mũi… Nếu không nhận biết sớm, bệnh dễ trở nặng gây nguy hiểm đến tính ... [xem thêm]

Lưu ý vàng khi các chàng vệ sinh cậu nhỏ

(53)
Nhiều chàng thường có suy nghĩ chỉ vệ sinh cậu nhỏ trước và sau khi quan hệ tình dục là đủ. Tuy nhiên, các bạn nam nên vệ sinh cậu nhỏ hằng ngày và vệ ... [xem thêm]

4 bí quyết giúp bạn ngăn ngừa chứng đầy hơi chướng bụng

(12)
Những buổi tiệc cuối năm với rất nhiều món ngon khó cưỡng có thể khiến bạn dễ mắc chứng đầy hơi chướng bụng gây khó chịu kéo dài đấy!Đầy hơi ... [xem thêm]

7 tác dụng chữa bệnh thần kỳ của rau húng quế

(37)
Tác dụng của húng quế là giúp đem lại hương vị thơm ngon cho nhiều món ăn. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cùng ... [xem thêm]

5 món ăn vặt ngày Tết bạn có thể đãi khách mà không ngán

(78)
Bạn thường mang ra đãi khách bánh, kẹo và mứt nhưng các món này lại quá ngọt và dễ ngán. Tại sao bạn không thử làm các món ăn vặt ngày Tết lạ miệng và ... [xem thêm]

Xâm hại tình dục: Nỗi đau không của riêng ai

(13)
Mỗi khi một câu chuyện xâm hại tình dục lan truyền trên mạng xã hội, không chỉ nạn nhân mà cả những người xung quanh cũng cảm thấy đau đớn và phẫn nộ ... [xem thêm]

Dáng đứng xấu khiến bạn trông kém hấp dẫn, làm sao đây?

(41)
Dáng đứng xấu không những khiến bạn trông kém hấp dẫn mà còn gây nhiều tổn hại cho sức khỏe. Nếu bạn có thói quen đi đầu chúi phía trước, hai vai thõng ... [xem thêm]

Bệnh thủy đậu ở trẻ, những điều bạn cần biết

(65)
Dù không còn phổ biến như trước đây nhưng bệnh thủy đậu (trái rạ) vẫn xuất hiện và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ em. Sau đây là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN