Thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày: Loại nào hiệu quả, an toàn hơn?

(4.33) - 86 đánh giá

Xã hội càng hiện đại thì nhu cầu tìm hiểu về các biện pháp tránh thai càng gia tăng. Thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày đã trở nên vô cùng quen thuộc với chị em phụ nữ.

Vậy trong hai loại thuốc tránh thai này, loại nào hiệu quả và an toàn hơn? Trường hợp nào thì bạn nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp, trường hợp nào thì dùng thuốc tránh thai hàng ngày? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn biết gì về thuốc tránh thai khẩn cấp?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp giúp phụ nữ ngăn ngừa mang thai sau khi quan hệ tình dục không dùng các phương pháp bảo vệ.

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có chứa các thành phần là levonorgestrel (progesterone, tên biệt dược Postinor®) và chỉ có 1 viên duy nhất (1.5 mg), mặc dù một số nhãn hiệu có 2 viên thuốc liều thấp hơn (mỗi 0.75mg levonorgestrel), bạn phải uống cách nhau 12 giờ hoặc uống cùng nhau để có hiệu quả.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp đúng cách

Trong trường hợp trứng chưa rụng, levonorgestrel làm giảm khả năng mang thai sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ bằng cách ngăn chặn hoặc trì hoãn sự rụng trứng.

Nếu trứng không rụng thì tinh trùng không thể thụ tinh, do đó việc mang thai không thể xảy ra. Nếu đã rụng trứng, viên thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng.

Bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu có quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc gặp trục trặc với các phương pháp tránh thai khác trước đó. Thuốc hiệu quả nhất nếu bạn uống trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi quan hệ, mặc dù vẫn có thể có tác dụng nếu uống trong vòng 5 ngày sau đó.

Nếu bạn tiếp tục quan hệ tình dục không bảo vệ sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp 12h, bạn sẽ cần dùng một liều khác nữa nếu tiếp tục muốn tránh thai.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có an toàn không?

Uống quá nhiều thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn đến các tác dụng phụ như kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn, điều này khiến bạn mất sức, mệt mỏi, phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày. Một vài người khác thì bị đau đầu, buồn nôn hay ói mửa. Thậm chí, nhiều người bị rối loạn kinh nguyệt.

Các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra chứng cứ sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp nhiều có gây vô sinh hay không, nhưng họ không khuyến khích việc uống thuốc ngừa thai khẩn cấp thường xuyên.

Nếu bạn nôn trong 2 giờ đầu sau khi uống thuốc, bạn phải uống lại 1 liều nữa để thay thế. Một số phụ nữ có thể đau ngực hoặc có chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn hay muộn hơn một vài ngày. Nếu kinh nguyệt bị rối loạn trễ hơn 7 ngày so với dự kiến, bạn hãy đi khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn.

Các khảo sát còn cho thấy khả năng ngừa thai của thuốc khẩn cấp kém hơn những biện pháp tránh thai khác. Nếu uống thuốc trong vòng 24 giờ sau khi quan hệ không an toàn, bạn vẫn có 5% khả năng thụ thai. Còn nếu uống sau 72 giờ, gần 50% khả năng bạn vẫn có thể mang bầu.

Thuốc tránh thai hàng ngày và các phương pháp tránh thai khác

Các phương pháp tránh thai như thuốc tránh thai hàng ngày (dạng uống hoặc tiêm), sử dụng bao cao su, cấy ghép và đặt dụng cụ tử cung đều có tỷ lệ ngừa thai cao hơn so với những viên thuốc khẩn cấp.

Thuốc tránh thai hàng ngày là phương pháp ngừa thai hiệu quả và dễ sử dụng. Hiệu quả của phương pháp này đạt tới 99%. Tuy nhiên, thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp không giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Đặt dụng cụ tử cung – vòng tránh thai (IUD) cũng được xem là một hình thức ngừa thai khẩn cấp. Vòng tránh thai vẫn có thể ngừa thai được khi đặt sau 5 ngày quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai. Khi đưa vào cơ thể người phụ nữ, vòng tránh thai có thể ngừa thai liên tiếp trong hơn 5 năm. Dù vậy, cũng như thuốc tránh thai, nó không thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh tình dục.

Một số bệnh lây lan qua đường tình dục không hề có triệu chứng nào trong suốt giai đoạn đầu, vì vậy bạn hoặc bạn tình có thể không nhận ra rằng mình đang bị nhiễm bệnh. Một số bệnh tình dục nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, bao gồm vô sinh.

Nếu có thể, hãy đến các phòng khám chuyên khoa và gặp bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe từ 2–3 tuần sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là không có phương pháp tránh thai nào có hiệu quả 100%. Các biện pháp tránh thai khác như dùng thuốc tránh thai hàng ngày, đeo bao cao su hoặc đặt vòng luôn có hiệu quả hơn và giúp bạn chủ động hơn. Trong đó, bao cao su là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Bạn nên đi khám bác sĩ hoặc phòng khám chuyên khoa để được tư vấn những tùy chọn khác nhau nhằm tìm ra cách tránh thai phù hợp nhất cho mình.

Những chia sẻ trên có thể giải đáp cho bạn các thắc mắc khi sử dụng viên tránh thai khẩn cấp, đồng thời cho biết thuốc tránh thai khẩn cấp và hàng ngày loại nào hiệu quả hơn. Để đảm bảo an toàn, hãy nhờ bác sĩ tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp cho mình nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kiểm tra chỉ số IQ của bạn về thông tin bệnh đái tháo đường

(64)
Đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng. Bạn hay người thân đều có khả năng mắc bệnh này. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin bệnh đái tháo đường luôn ... [xem thêm]

Đi tìm sự khác nhau giữa bệnh thủy đậu và đậu mùa

(99)
Thoạt nghe, bệnh thủy đậu và đậu mùa có vẻ giống nhau. Cả hai đều gây ra những nốt phát ban và mụn nước. Song thực tế, chúng là những căn bệnh hoàn ... [xem thêm]

Tổng quan về các xét nghiệm theo dõi bệnh tiểu đường tại nhà

(33)
Tên kỹ thuật y tế: Đo đường huyết tại nhàBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungĐo đường huyết tại nhà là gì?Đo đường huyết tại nhà là ... [xem thêm]

Những dấu hiệu tới tháng và nguyên nhân bạn nên biết

(17)
Những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ đôi khi làm cho chị em nhầm tưởng rằng bản thân đang gặp phải vấn đề bất thường, nguy hại về sức khỏe nên ... [xem thêm]

Bạn biết gì về cơn đau bộc phát?

(33)
Đau mạn tính là gì? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Bởi đau là triệu chứng chung của rất nhiều căn bệnh và được phân chia thành nhiều ... [xem thêm]

Vi khuẩn đường ruột của bạn nói gì về bạn?

(50)
Dinh dưỡng góp phần không nhỏ trong việc khắc phục tình trạng đau dạ dày khó chịu. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết bị đau dạ dày nên ăn gì mới ... [xem thêm]

Mách bố mẹ cách điều trị khi con bị ngộ độc thực phẩm

(70)
Bố mẹ cần chăm sóc con đúng cách khi bé mắc bệnh viêm ruột. Trẻ càng nhỏ, nguy cơ bị mất nước gây nguy hiểm càng cao.Nếu con bạn đã được hơn 6 tháng ... [xem thêm]

Lưu ý khi lựa chọn những món ăn vặt lành mạnh cho trẻ

(36)
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ biếng ăn là nỗi vất vả của nhiều bậc cha mẹ. Khi bé yêu mắc chứng biếng ăn, bạn thường có xu hướng ép con ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN