Những dấu hiệu tới tháng và nguyên nhân bạn nên biết

(3.62) - 17 đánh giá

Những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ đôi khi làm cho chị em nhầm tưởng rằng bản thân đang gặp phải vấn đề bất thường, nguy hại về sức khỏe nên hay lo lắng. Vì thế, chị em phụ nữ cần hiểu rõ những dấu hiệu tới tháng để không cảm thấy lo lắng quá mức nữa nhé.

Là con gái, cứ mỗi ngày “đèn đỏ” là cơ thể thường hay nhức mỏi, đau lưng, đau ngực,… làm các bạn nữ không hề thoải mái. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu tới tháng thường thấy, bạn cũng nên lưu ý những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ khác để không phải quá lo lắng về sức khỏe của mình.

Những triệu chứng sắp có kinh

Những triệu chứng xuất hiện trước kỳ kinh, hay còn gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt, là những dấu hiệu thường thấy trước một vài ngày hoặc vào ngày đầu tiên của kinh nguyệt và thường có tính chất lặp lại theo chu kỳ. Nữ giới khi sắp đến kỳ kinh sẽ thấy xuất hiện một số dấu hiệu sau:

Những triệu chứng về tiêu hóa

Rất nhiều chị em khi chuẩn bị đến kỳ kinh sẽ bị đau bụng, chuột rút, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, thậm chí là buồn nôn trong những ngày ngay trước kỳ kinh. Bên cạnh đó, khi sắp đến kỳ kinh, nữ giới thường thèm ăn hơn bình thường và điều này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt như tăng cân, đầy bụng,… Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ thường được gọi là đau bụng kinh.

Dấu hiệu tới tháng làm rối loạn cảm xúc

Theo Mayoclinic, khi kỳ kinh sắp bắt đầu, những thay đổi về cảm xúc thường xảy ra rất rõ rệt. Nữ giới trở nên nhạy cảm hơn, dễ tức giận, cáu kỉnh, chán nản, buồn vui thất thường. Các nàng còn cảm thấy lo lắng, khó ngủ, khó tập trung vào việc học tập cũng như công việc khác…

Dấu hiệu tới tháng khiến da nhờn và nổi mụn

Khi sắp đến kỳ kinh, nữ giới sẽ thấy cơ thể xuất hiện nhiều mụn trứng cá. Lúc này, lượng hormone đang có sự thay đổi dẫn đến cơ thể tăng lượng chất nhờn tiết ra hình thành nên mụn trứng cá. Tuy nhiên, những mụn này chỉ xuất hiện trong giai đoạn có kinh nguyệt, khác với nổi mụn khi dậy thì.

Đau ngực là dấu hiệu tới tháng

Trước kỳ kinh, chị em sẽ thấy cơ thể, đặc biệt là vùng ngực có những biểu hiện căng tức. Kích cỡ của ngực sẽ to hơn so với những ngày bình thường và kèm theo cảm giác căng cứng, đặc biệt là vùng đầu ngực. Trong những ngày này, bạn cần chú ý mặc áo ngực lỏng hơn một chút để giúp vòng một thoải mái hơn trong ngày “đèn đỏ”.

Tuy nhiên, biểu hiện căng tức ngực cũng có thể phản ánh cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin E. Vì thế, bạn cũng nên bổ sung vitamin E cho cơ thể vào những ngày hành kinh.

Lượng khí hư tăng lên

Trước khi có kinh, do lượng nội tiết tố bị biến đổi, chất nhầy ở tử cung sẽ tăng lên nhanh chóng khiến lượng khí hư tiết ra nhiều hơn. Vì thế, vùng kín sẽ cảm thấy ẩm ướt hơn bình thường và chúng ta hoàn toàn có thể tự cảm nhận được.

Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức lưu ý sự khác nhau giữa khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý. Nếu khí hư có những dấu hiệu bất thường về màu sắc và có mùi hôi thì đó là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa, bạn cần phải đi khám chữa ngay vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản trong tương lai.

Dấu hiệu tới tháng khiến bạn mất ngủ

Một tuần trước khi tới kỳ nguyệt san, bạn bắt đầu bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Triệu chứng này có thể do bạn đang thiếu chất tryptophan. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều tryptophan như thịt bò, thịt gà tây… có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách nhanh chóng hơn.

Một số dấu hiệu tới tháng khác

Theo các chuyên gia, nữ giới trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt cũng thường gặp phải những triệu chứng sau:

  • Hoa mắt;
  • Chóng mặt;
  • Đau lưng;
  • Bủn rủn tay chân.

Hello Bacsi hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết rõ hơn về các triệu chứng tiền nguyệt san để khỏi lo lắng nữa nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lời khuyên từ chuyên gia tâm lý giúp bạn thoát khỏi bế tắc

(42)
Bạn không có thói quen nhận lời khuyên từ chuyên gia tâm lý mỗi khi cảm thấy khó khăn? Thật ra, hầu hết các vấn đề sẽ được giải quyết một cách gọn ... [xem thêm]

Vợ giúp chồng trị rụng tóc và hói đầu thế nào?

(22)
Tìm hiểu chungRụng tóc là bệnh gì?Rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không ... [xem thêm]

5 cách đối phó với bệnh lupus ban đỏ hệ thống

(98)
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không chỉ gây ra sự mệt mỏi, đau đớn liên tục cho người bệnh mà còn góp phần tạo ra stress và trầm cảm. Đây là những lời ... [xem thêm]

Những điều giúp bạn phân biệt hen và COPD

(63)
Hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là hai bệnh lý hô hấp có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Đôi khi, ... [xem thêm]

Bệnh viêm màng não, nguyên nhân và triệu chứng

(29)
Bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm màng não có thể ... [xem thêm]

Lý do bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày

(57)
Chỉ nha khoa là vật dụng trong ngành nha khoa giúp lấy thức ăn thừa và quét sạch các mảng bám trong kẽ răng. Chỉ nha khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng ... [xem thêm]

Những ai có thể làm kiểm tra đường huyết?

(35)
Mục đích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là để giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, rất nhiều ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết khi chăm sóc bệnh nhân COPD

(40)
COPD thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi do đó họ thường gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc và điều trị bệnh. Lúc này, sự hỗ trợ từ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN