Thuốc điều trị tăng huyết áp Cozaar: Những điều cần phải biết

(3.8) - 92 đánh giá

Cozaar (Losartan Potassium) được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và giúp bảo vệ thận từ tổn thương do bệnh tiểu đường. Thuốc cũng được sử dụng để giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp và tim phì đại.

Cozaar (Losartan Potassium) thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), hoạt động bằng cách thư giãn các mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn.

Chỉ định

  • Người bệnh tăng huyết áp hoặc người bệnh tăng huyết áp có phì đại thất trái;
  • Người bệnh có nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim ;
  • Người bệnh tiểu đường loại 2 có protein niệu;
  • Nên dùng Cozaar cho người bệnh không dung nạp được các chất ức chế ACE;
  • Ngoài ra, Cozaar đang được thử nghiệm trong điều trị suy tim.

Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng

  • Cần phải giám sát đặc biệt và/hoặc giảm liều ở người bệnh mất nước, người đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu và người bệnh có những yếu tố khác dễ dẫn đến hạ huyết áp;
  • Người bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc một bên, người chỉ còn một thận cũng có nguy cơ cao tăng creatinin, urê trong máu và cần được giám sát chặt chẽ trong điều trị;
  • Người bệnh suy gan phải dùng liều thuốc thấp hơn bình thường.

Thời kỳ mang thai

  • Dùng các thuốc tác dụng trực tiếp lên hệ thống renin-angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ có thể gây ít nước ối, hạ huyết áp, vô niệu, thiểu niệu, biến dạng sọ mặt và tử vong ở trẻ sơ sinh.
  • Mặc dù việc dùng thuốc ở ba tháng đầu của thai kỳ chưa phát hiện nguy cơ ở thai nhi, tuy nhiên, khi phát hiện có thai, người mẹ phải ngừng dùng Cozaar càng sớm càng tốt.

Thời kỳ cho con bú

Do tiềm năng có hại cho trẻ nhỏ đang bú mẹ, người mẹ phải ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc.

Tác dụng phụ

Thường gặp

  • Hạ huyết áp;
  • Mất ngủ, choáng váng;
  • Tăng kali trong máu;
  • Tiêu chảy, khó tiêu;
  • Hạ hemoglobin và hematocrit;
  • Ðau lưng, đau chân, đau cơ;
  • Hạ acid uric huyết (khi dùng liều cao);
  • Ho (ít hơn khi dùng các chất ức chế ACE), sung huyết mũi, viêm xoang.

Ít gặp

  • Hạ huyết áp, đau ngực, nhịp tim nhanh, phù mặt, đỏ mặt;
  • Lo âu, lú lẫn, trầm cảm, đau nửa đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, sốt, chóng mặt;
  • Rụng tóc, viêm da, da khô, ban đỏ, nhạy cảm ánh sáng, ngứa ngáy, mề đay;
  • Bệnh gút;
  • Chán ăn, táo bón, đầy hơi, mất vị giác, viêm dạ dày;
  • Bất lực, giảm hưng phấn tình dục, tiểu đêm;
  • Run rẩy, đau xương, yếu cơ, phù khớp, đau xơ cơ;
  • Thị lực giảm, mờ mắt, viêm kết mạc, nóng rát và nhức mắt;
  • Ù tai;
  • Nhiễm khuẩn đường niệu, tăng nhẹ creatinin hoặc urê;
  • Khó thở, viêm phế quản, chảy máu cam, viêm mũi, sung huyết đường thở, khó chịu ở họng;
  • Toát mồ hôi.

Tất cả những loại thuốc để điều trị bệnh tăng huyết áp đều phải do bác sĩ chuyên khoa kê toa, bạn không nên tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 cách cho bé ăn dễ dàng mà mẹ nên thử

(85)
Tình trạng bé biếng ăn càng trở nên phổ biến. Vì vậy, mỗi bữa ăn của trẻ như một cuộc chiến. Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy thử 6 cách cho ... [xem thêm]

Làm bạn với người yêu cũ: Nên hay không nên?

(64)
Sau một cuộc chia tay với nhiều tổn thương, quyết định có nên làm bạn với người yêu cũ hay không vẫn là một bài toán nan giải mà bạn phải đắn đo và ... [xem thêm]

Tiền đái tháo đường, điều trị ngay kẻo bệnh tiến triển nhanh

(38)
Tiền đái tháo đường nếu không được chữa trị một cách phù hợp có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn những cách ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sán chó: 10 biểu hiện thường gặp

(37)
Triệu chứng bệnh sán chó thường khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh lý hoặc những vấn đề khác về da liễu. Hơn nữa, khi giun, sán ký sinh vào ... [xem thêm]

Làm thế nào để tự vệ?

(58)
Có thể bạn đã từng xem cảnh như sau trong các bộ phim: Một cô gái đi bộ qua một bãi đỗ xe vắng người. Đột nhiên, một gã trông bặm trợn từ sau chiếc ... [xem thêm]

Vì sao ngày càng có nhiều phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai?

(15)
Trầm cảm khi mang thai không những gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của em bé trong bụng mẹ. Nếu muốn kiểm soát ... [xem thêm]

Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

(20)
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu mà da sẽ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thông thường, sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da ... [xem thêm]

10 lý do khiến thị lực kém bạn nên biết khi trước khi quá muộn

(66)
Cận thì đeo kính, quá lắm thì mổ là lối suy nghĩ của không ít người để bao biện những thói quen không lành mạnh, là lý do khiến thị lực kém ngay khi còn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN