Làm mờ sẹo thâm ở chân: Đơn giản mà hiệu quả

(4.5) - 63 đánh giá

Những vết sẹo thâm xấu xí ở chân là nguyên nhân khiến bạn không tự tin diện quần shorts, đầm ngắn? Đừng lo lắng!

Hầu hết các vết sẹo không bao giờ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều loại kem và gel cũng như các biện pháp khắc phục tại nhà giúp làm mờ sẹo thâm nhanh chóng. Cho dù vết sẹo đó là kết quả của bỏng, phẫu thuật, chấn thương, thủy đậu hay vết côn trùng cắn, tất cả đều sẽ mờ dần theo thời gian nếu bạn có cách xử lý đúng đắn. Hãy tuân thủ các bước làm mờ sẹo thâm ở chân sau:

1. Bắt đầu trị sẹo ngay khi chúng xuất hiện

Ngay khi vết thương đã lành hoàn toàn là lúc bạn nên bắt đầu điều trị sẹo. Các phương pháp trị sẹo sẽ hiệu quả hơn nhiều đối với những vết sẹo mới so với sẹo cũ, do đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn.

2. Tẩy tế bào chết thường xuyên

Hầu hết mọi vết sẹo đều sẽ biến mất khi vùng da xung quanh nó được trẻ hóa thường xuyên – làm bong tróc lớp da cũ và tái tạo lớp mới. Điều này nghĩa là bạn cần tẩy tế bào chết cho da chân mỗi khi tắm.

Lưu ý cho bạn là tránh tẩy tế bào chết trên vết sẹo tươi hoặc vết thương chưa lành. Khi ấy, việc dùng bàn chải chà mạnh có thể làm chậm quá trình chữa lành, khiến vết sẹo trở nên tồi tệ hơn.

3. Thoa kem chống nắng

Lời khuyên này rất hay bị bỏ qua, nhưng nó khá hữu ích trong việc đẩy nhanh tiến trình mờ sẹo. Điều mà ít ai nhận ra là những vết sẹo mới cực kỳ nhạy cảm với tia UVA. Do đó, nếu tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không có sự che chắn kỹ lưỡng, bạn sẽ khiến sẹo bị sậm màu và lâu hết. Bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, bạn có thể giảm thiểu đáng kể tình trạng này.

Nếu vết sẹo của bạn sâu và lớn, lại ở vị trí phải phơi nắng thường xuyên, bạn cần thoa kem chống nắng cho vùng da sẹo trong ít nhất một năm hoặc cho đến khi sẹo mờ hẳn.

4. Massage chân

Massage chân đều đặn giúp phá vỡ các mô sợi gây ra sẹo. Chẳng những vậy, việc làm này còn cải thiện lưu thông máu, từ đó làm đổi màu sẹo thâm. Bạn nên xoa bóp chân khi tắm bằng bàn chải cơ thể, hoặc đơn giản hơn là massage nhẹ nhàng bằng những ngón tay.

5. Sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà

* Dầu vitamin E

Vitamin E được tin dùng trong nhiều phương pháp điều trị sức khỏe và sắc đẹp trong nhiều năm qua, trong đó có trị sẹo. Dầu vitamin E có khả năng giữ ẩm và chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làn da tự chữa lành, đồng thời cải thiện sự xuất hiện của các mô bị tổn thương.

Bạn có thể uống viên nang vitamin E hoặc bôi dầu vitamin E lên vết sẹo thâm, 2-3 lần/ngày.

* Bơ ca cao

Bơ ca cao giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo bằng cách giữ ẩm và làm mềm lớp da bên ngoài, từ đó làm mịn bề mặt da. Bạn dùng bơ ca cao nguyên chất hoặc kem dưỡng da có chứa bơ ca cao đều được, thoa lên vùng da bị sẹo 2-4 lần/ngày.

* Nước cốt chanh

Nước chanh được cho là làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo. Nó hoạt động như một chất tẩy trắng để giảm thiểu vết thâm, đồng thời tẩy tế bào chết, giúp tái tạo da. Tuy vậy, cũng có ý kiến trái chiều cho rằng nước chanh gây khô da, vì thế nó không được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng.

Nếu bạn quyết định thử nước chanh trên vết sẹo thâm ở chân, hãy cắt một lát chanh nhỏ, vắt nước rồi ép trực tiếp lên vết sẹo. Để yên trong vài giờ hoặc qua đêm, và chỉ thoa 1 lần/ngày.

Nếu cảm thấy nước chanh nguyên chất quá mạnh, bạn có thể pha loãng nó với nước hoặc trộn cùng dưa leo.

* Nha đam

Nha đam có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn nên được sử dụng như một phương pháp điều trị sẹo thâm hiệu quả. Nó làm dịu da, tái tạo da, khiến sẹo mờ đi nhanh chóng.

Bạn lấy gel nha đam thoa lên vùng da bị sẹo, vừa thoa vừa massage, từ 3-4 lần/ngày. Hoặc bạn có thể thoa các loại kem có chiết xuất nha đam, cũng hiệu quả không kém.

* Dầu ô liu

Dầu ô liu Extra Virgin có mức độ axit cao hơn các loại dầu ô liu khác, lại chứa một lượng lớn vitamin E và K. Nó hoạt động bằng cách làm mềm và giữ ẩm cho da, làm tróc tế bào da chết, từ đó làm mờ thâm sẹo.

Bạn thoa dầu ô liu lên vùng da sẹo, massage cho đến khi dầu được hấp thụ vào da hoàn toàn. Có thể tăng hiệu quả của dầu ô liu bằng cách trộn nó với nước hoa hồng, hoa cúc hoặc dầu calendula. Các thành phần được thêm vào sẽ làm tăng đặc tính làm dịu của dầu ô liu.

* Tinh bột nghệ

Curcumin, một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ, có tác dụng thổi bay các vết sẹo thâm, loại bỏ tế bào chết và làm sáng da tự nhiên. Bạn ép nghệ tươi lấy nước rồi thoa lên các vết sẹo, kết quả sẽ đến chỉ sau một thời gian ngắn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nghệ trị mụn trứng cá như thế nào?

6. Sử dụng các sản phẩm không kê đơn

Có rất nhiều loại kem và gel làm mờ sẹo thâm ở chân hiệu quả, đặc biệt là với những vết sẹo mới. Chúng hoạt động bằng cách làm mềm và làm mịn các vết sẹo, tác dụng thấy rõ trong vòng 3-6 tháng.

Một giải pháp nữa là thoa kem tẩy trắng. Thành phần hydroquinone sẽ làm giảm sự xuất hiện của sẹo thâm, làm sáng màu chúng, khiến chúng dần tiệp màu với các vùng da chân khác.

7. Sử dụng phương pháp điều trị y tế

* Dermabrasion: là phương pháp tẩy tế bào chết cho da, giúp loại bỏ các lớp da trên cùng và xung quanh vết sẹo. Một vài tuần sau thủ thuật, lớp da mới sẽ mọc lại, làm giảm sắc tố của sẹo thâm.

Dermabrasion thường được áp dụng cho sẹo thâm sau mụn và các vết sẹo khác trên khuôn mặt. Khi được thực hiện ở da chân, nó đòi hỏi sự tinh tế của bác sĩ, bởi lẽ da chân rất mỏng nên nếu làm không đúng cách sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

* Laser: Các tia laser sẽ đốt cháy các mô sẹo, kích thích tế bào da mới phát triển để thay thế lớp da cũ. Ưu điểm của phương pháp này là tia laser có thể xác định chính xác vết sẹo, do đó vùng da xung quanh không bị ảnh hưởng. Tuy vậy, nó khá tốn kém với chi phí điều trị lên đến hàng triệu đồng.

Đừng chỉ quan tâm chăm sóc da mặt mà bỏ quên đôi chân. Làn da chân mịn màng, không sẹo thâm sẽ giúp bạn tự tin rất nhiều khi diện trang phục ngắn. Vì thế, hãy dành một chút thời gian mỗi ngày, chỉ vài phút thôi, để “thổi bay” những dấu tích xấu xí trên chân. Bạn sẽ thu về kết quả không ngờ chỉ sau một thời gian ngắn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đối mặt với đau buồn và mất mát

(28)
Đau buồn là gì? Đau buồn là một phản ứng bình thường đối với sự mất mát. Nó mô tả những cảm xúc mà bạn cảm thấy khi mất đi một ai đó hoặc một ... [xem thêm]

Cà phê pha mật ong, bạn đã từng thử chưa?

(98)
Từ lâu, mật ong đã được biết đến như một chất tạo độ ngọt tự nhiên được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống, trong đó có cà phê. Trên thực ... [xem thêm]

10 cách trị thâm đầu gối và khuỷu tay đơn giản mà bạn nên thử ngay

(18)
Nhiều người cảm thấy phiền muộn và kém tự tin vì phần da vùng khuỷu tay (cùi chỏ) và đầu gối bị sạm màu. Sự tích tụ các tế bào da chết, ma sát, tiếp ... [xem thêm]

Viêm phụ khoa: Ngần ngại sẽ làm hại “cô bé”

(13)
Viêm phụ khoa, viêm nhiễm phụ khoa hay viêm ngứa phụ khoa là những thuật ngữ chỉ tình trạng bất ổn ở hệ cơ quan sinh dục nữ vì nhiều nguyên nhân khác ... [xem thêm]

8 điều chị em nên biết về tử cung ngả sau

(86)
Hiện tượng tử cung ngả sau tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu kèm theo viêm nhiễm vùng chậu, khả năng sinh sản hoặc quá trình mang thai của bạn có thể gặp ... [xem thêm]

Nổi mẩn do thuốc kháng sinh amoxicillin: Bạn cần làm gì?

(75)
Thuốc kháng sinh amoxicillin là một trong những loại thuốc đầu tay điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ như ... [xem thêm]

Triệu chứng đau khi quan hệ: Cẩn thận không nguy!

(66)
Triệu chứng đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm. Bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.Đau ... [xem thêm]

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Đâu là nguyên nhân?

(80)
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nhiễm trùng niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận. Khuẩn E. Coli được xem là nguyên nhân chính gây ra UTI, tuy nhiên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN