Thực hư về lợi và hại của đậu nành đối với bệnh ung thư vú

(4.24) - 46 đánh giá

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về mối liên hệ giữa đậu nành và bệnh ung thư vú. Những nghiên cứu gần đây cho rằng tiêu thụ đậu nành với mức độ của người châu Á có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này. Thực hư về lợi và hại của đậu nành với bệnh ung thư vú là gì?

Ngoài ra, một lượng đậu nành hợp lý trong bữa ăn hàng ngày còn được mọi người cho rằng có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong và tái phát ung thư ở những bệnh nhân đã được chữa khỏi ung thư vú. Vậy, những ý kiến trên có hoàn toàn đúng?

Đậu nành đóng vai trò dinh dưỡng gì với cơ thể phụ nữ?

Đậu nành là một loại cây có nguồn gốc từ châu Á và hiện được trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Hạt của cây này – hạt đậu nành có thể dùng ăn nguyên vẹn (như món đậu xào) hoặc dùng để chế biến ra nhiều loại thực phẩm khác như đậu hũ, canh đậu tương, sữa đậu nành, nước tương. Bột và protein đậu nành cũng được dùng để thêm vào thành phần các thực phẩm khác như bánh mì, ngũ cốc dinh dưỡng để bổ sung năng lượng cần thiết.

Đậu nành chứa một lượng lớn isoflavone – một chất có hoạt tính tương tự như kích tố nữ estrogen. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy isoflavone đôi khi đóng vai trò như estrogen thúc đẩy khối u tăng dần nhưng đôi khi chúng lại chống lại hoạt động của estrogen. Vì estrogen đóng vai trò trung tâm trong quá trình phát triển tế bào ung thư cũng như điều trị ung thư vú nên đã có rất nhiều nghi vấn đặt ra xung quanh những lợi và hại của đậu nành đối với bệnh ung thư vú.

Liệu đậu nành có tăng nguy cơ mắc ung thư vú?

Sau nhiều nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia ngày nay đã có thể tự tin khẳng định rằng, hấp thụ một lượng đậu nành hợp lý trong chế độ ăn hàng ngày không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Vậy đậu nành có giúp giảm nguy cơ mắc và tái phát ung thư vú?

Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai đưa ra dữ liệu cho chúng ta kiểm chứng, khả năng này không phài hoàn toàn là không có. Kết quả của những phân tích trong các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những phụ nữ ăn nhiều đậu nành có nguy cơ mắc ung thư vú ít hơn 25% so với những phụ nữ ăn ít loại thực phẩm này.

Tuy nhiên, kết quả này chỉ xuất hiện các nghiên cứu ở phụ nữ châu Á mà không xảy ra với các khu vực khác. Điều đó chứng tỏ, lợi ích thật sự chỉ đến khi có sự kết hợp của nhiều yếu tố khác ngoài chế độ ăn giàu đậu nành và ăn từ sớm như phụ nữ châu Á. Bởi đậu nành chính là nguồn cung cấp protein chính, nên họ ít tiêu thụ thịt gà, bò, heo, từ đó làm giảm lượng mỡ động vật cũng như các tạp chất nguy hiểm khác như hormone tăng trưởng, kháng sinh vào cơ thể.

Ngoài ra, so với nữ giới ở Mỹ thì phụ nữ châu Á ăn nhiều rau quả tươi hơn, ít thừa cân, vận động nhiều và ít tiêu thụ rượu bia hơn. Tất cả những yếu tố trên đều góp phần vào việc tạo nên một lối sống lành mạnh làm giảm nguy cơ ung thư vú ở các phụ nữ châu Á.

Một chế độ dinh dưỡng giàu đậu nành cũng có thể tăng cơ hội sống sót và giảm nguy cơ tái phát ở các bệnh nhân mắc ung thư vú. Những bằng chứng gần đây cũng cho thấy nếu một phụ nữ ăn ít nhất 10mg đậu nành mỗi ngày có nguy cơ tái phát ung thư ít hơn 25% so với những phụ nữ ăn ít hơn 4mg/ngày.

Tuy nhiên, đậu nành vẫn chưa phải là thực phẩm được khuyên dùng cho mục đích giảm tái phát ung thư vú. Nguyên do là vì nhiều nghiên cứu và kết luận cần phải được thực hiện xoay quanh chủ đề này hơn như nghiên cứu sâu về các loại đậu nành khác nhau hay tìm hiểu tại sao đậu nành lại là một thực phẩm lành mạnh hơn những thực phẩm khác.

Lời khuyên cho bạn

Cho đến khi vấn đề được làm rõ, nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng những chị em nào đang trị liệu bằng hormone hoặc mắc ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen hãy tránh các phụ phẩm từ đậu nành bởi vì chúng chứa nhiều hoạt tính isoflavone. Nhưng nhìn chung, nếu hấp thụ một lượng đậu nành hợp lý trong khẩu phần ăn thì không thành vấn đề. Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng trên và vẫn đang lo lắng về tác động của những hợp chất estrogen ấy đối với cơ thể, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn những lời khuyên đúng đắn và khoa học nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm Chlamydia

(78)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm ChlamydiaBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, Lấy mẫu nhuộm soi dưới kính hiển viTìm hiểu chungXét nghiệm Chlamydia là gì?Xét nghiệm ... [xem thêm]

Phòng chống các cơn đột quỵ tái phát

(40)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Làm thế nào để giúp con yêu chuẩn bị trước khi phẫu thuật?

(31)
Việc chuẩn bị trước khi phẫu thuật cho con yêu là hết sức quan trọng vì sẽ liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ về ... [xem thêm]

Ngủ ít hay nhiều có ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não?

(10)
Theo một nghiên cứu mới, những bệnh nhân cao huyết áp có số giờ ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm có thể sẽ có tỷ lệ mắc chứng đột ... [xem thêm]

Đừng quên chăm sóc tóc khi đi bơi!

(79)
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để đi bơi, vừa mát mẻ lại vừa giữ dáng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước hồ bơi lại có nguy cơ làm tóc hư tổn. ... [xem thêm]

Tìm hiểu mối liên hệ giữa thủy đậu và bệnh zona

(57)
Thủy đậu (varicella) là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster gây ra. Trong khi đó, bệnh zona thần kinh xảy ra là do tái kích hoạt virus gây bệnh thủy đậu. ... [xem thêm]

Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai

(83)
Nhiều chị em phụ nữ vẫn có thói quen dùng thuốc tránh thai nhưng không biết đến những ảnh hưởng có thể xảy ra khi còn nhiều biện pháp ngừa thai tự nhiên, ... [xem thêm]

Muối đen: Gia vị giúp món ăn đặc biệt hơn

(13)
Muối đen không những mang đến vị mộc mạc đặc trưng và hương thơm nhẹ cho món ăn mà còn có một số lợi ích sức khỏe. Vậy bạn có nên tìm mua loại gia ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN