Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Chlamydia
Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, Lấy mẫu nhuộm soi dưới kính hiển vi
Tìm hiểu chung
Xét nghiệm Chlamydia là gì?
Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Có rất nhiều loại Chlamydia gây bệnh khác nhau trong cơ thể con người. Chlamydophila psittaci gây nhiễm trùng đường hô hấp do tiếp xúc gần với gia cầm bị nhiễm bệnh.
Nhiễm C. trachomatis là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở các nước phát triển. C. trachomatis thường lây nhiễm vào cơ quan sinh dục là chủ yếu, ngoài ra nó còn lây nhiễm vào kết mạc, hầu họng, niệu đạo và trực tràng.
Dạng thứ hai của C. trachomatis gây ra các bệnh mắt hột (trachoma), là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mù lòa có thể phòng ngừa. Loại này được truyền qua tiếp xúc trực tiếp của trẻ sơ sinh với cổ tử cung của người mẹ trong quá trình sinh nở hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với cơ quan sinh dục trong quá trình hoạt động tình dục. Chlamydia có thể được tìm thấy trong các trường hợp mắc bệnh viêm vùng chậu, đặc biệt là trong giới trẻ. Hầu hết phụ nữ mắc Chlamydia mà không có triệu chứng.
Có 2 cách để xét nghiệm tìm Chlamydia:
- Cách thứ nhất là có thể nuôi cấy phết từ cổ tử cung và âm đạo để xác định xem trong đó có Chlamydia hay không.
- Cách thứ hai là đi tìm kháng thể chống lại Chlamydia bên trong cơ thể. Các xét nghiệm có thể được thực hiện trên bệnh phẩm từ niệu đạo, cổ tử cung hoặc nước tiểu.
Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm Chlamydia?
Đừng ngại đi xét nghiệm nếu bạn nghĩ bạn nhiễm Chlamydia.
Bác sĩ khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Chlamydia nếu:
- Bạn hoặc bạn tình của bạn có bất kì một triệu chứng nào của nhiễm Chlamydia;
- Bạn quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình mới;
- Bao cao su của bạn bị rách;
- Bạn hoặc bạn tình của bạn quan hệ tình dục không an toàn với người khác;
- Bạn nghĩ bạn mắc các bệnh lây qua đường tình dục;
- Bạn tình của bạn nói rằng họ mắc các bệnh lây qua đường tình dục;
- Bạn đang mang thai hay có ý định mang thai;
- Bạn khám phụ khoa và bác sĩ hoặc điều dưỡng nói rằng vùng chậu của bạn đang bị viêm hay có rối loạn ở âm đạo.
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm Chlamydia?
Mức độ biến chứng sẽ phụ thuộc vào việc lấy mẫu xét nghiệm ở đâu. Nếu bạn được lấy mẫu nước tiểu thì bạn hoàn toàn an toàn và không có biến chứng gì cả. Còn nếu bạn được lấy mẫu từ vùng cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn, mắt hay cổ họng thì sẽ có nguy cơ bị một số biến chứng nhỏ không đáng kể.
Trong một vài trường hợp hiếm, bạn có thể bị ngất hay xỉu do bạn quá lo sợ hay do tình trạng cường phó giao cảm khi bác sĩ đưa bông lấy mẫu vào niệu đạo của bạn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:
- Chu kì kinh nguyệt;
- Bệnh nhân đang điều trị kháng sinh.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm Chlamydia?
Xét nghiệm có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu thử nước tiểu hoặc là lấy chất dịch từ vùng khác. Nói chung là lấy mẫu ở đâu sẽ tùy thuộc vào bạn bị nhiễm ở vị trí nào.
Nếu lấy mẫu nước tiểu. Bạn không nên đi tiểu trong vòng 2 giờ trước khi xét nghiệm
Nếu lấy mẫu từ cổ tử cung. Bạn không nên đặt thuốc viên hoặc đặt thuốc dạng gel vào cổ tử cung trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm
Quy trình thực hiện xét nghiệm Chlamydia là gì?
Bác sĩ sẽ thu mẫu máu tĩnh mạch vào một ống nghiệm nắp màu đỏ.
Nếu bạn cần thực hiện xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán nhiễm trùng cấp tính, bác sĩ sẽ lấy thêm mẫu bổ sung sau 2 đến 3 tuần.
Bác sĩ sẽ lấy mẫu ở giác mạc bằng dùng tăm bông quét lên phần tổn thương ở mắt hoặc dùng que vô trùng và phết lên lam kính sạch.
Bác sĩ sẽ cấy vi khuẩn từ đờm trong trường hợp nhiễm trùng hô hấp do mắc C. psittaci.
Nếu bạn cần thực hiện cấy khuẩn từ cổ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện các bước như sau:
- Bạn không nên thụt rửa và tắm bồn trước khi bác sĩ thực hiện cấy khuẩn từ cổ tử cung;
- Bác sĩ sẽ cho bạn nằm ở tư thế sản khoa;
- Bác sĩ sẽ dùng một mỏ vịt âm đạo để làm cổ tử cung lộ ra;
- Bác sĩ sẽ rửa đi các chất nhầy ở cổ tử cung;
- Bác sĩ sẽ dùng tăm bông vô trùng đưa vào và lấy mẫu trong vòng khoảng 30 giây.
Nếu bạn cần thực hiện cấy khuẩn từ đường niệu đạo, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau.
- Bác sĩ sẽ lấy mẫu trước khi bạn đi tiểu;
- Bác sĩ sẽ lấy mẫu bằng cách đưa một cây tăm bông vô trùng vào khoảng 3-4 cm đường niệu đạo.
Bác sĩ hoặc điều dưỡng cần vài phút để lấy mẫu. Bạn hãy kiên nhẫn và hợp tác.
Trong quá trình lấy mẫu, bạn có thể hơi cảm thấy khó chịu.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm Chlamydia?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn nhiễm Chlamydia, bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi nào có kết quả xét nghiệm và bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng.
Nếu kết quả cho thấy bạn bị nhiễm bệnh, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng thuốc kháng sinh và bạn không nên quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày điều trị, đồng thời bạn tình của bạn cũng nên đi điều trị bệnh này. Vì bạn tình của bạn có thể đã bị lây.
Nếu bạn bị nhiễm Chlamydia, bạn có khả năng bị nhiễm những bệnh khác lây qua đường tình dục cùng lúc. Nên bác sĩ sẽ khuyên bạn tầm soát những bệnh lây qua đường tình dục khác như giang mai, lậu và HIV…
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả bình thường
Đối với xét nghiệm nuôi cấy phân lập: không phát hiện.
Đối với xét nghiệm kháng thể:
- Chlamydophila pneumoniae
- IgG