Thoái hóa mạch máu não dạng bột có thể gây đột quỵ xuất huyết

(3.9) - 100 đánh giá

Bệnh thoái hóa mạch máu não dạng bột là gì?

Mặc dù sự tích tụ protein dạng bột trong não đã được mô tả ban đầu vào năm 1907, nhưng phải đến nhiều thập kỷ sau các nhà khoa học mới nhận ra rằng tình trạng này có thể là nguyên nhân gây ra xuất huyết trong não (ICH).

Quay trở lại những năm đầu thế kỷ 20, người ta thấy rằng có một lượng bột tích tụ trong bộ não những người bị bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn cuối đời, từ đó dẫn đến giả thuyết cho rằng lượng tinh bột này có liên quan với chứng sa sút trí tuệ.

Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1960, một số báo cáo cũng được công bố cho thấy rằng cũng có một lượng tinh bột tích tụ trong não bộ của người cao tuổi đã chết vì xuất huyết não (ICH). Khi các báo cáo này được xuất bản, nó đã cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng tinh bột tích tụ liên quan mạnh mẽ với bệnh sa sút trí tuệ và một số dạng của xuất huyết não. Theo thời gian, bệnh này được đặt tên là thoái hóa mạch máu não dạng bột.

Tại sao thoái hóa mạch máu não dạng bột gây chảy máu não?

Lượng tinh bột có xu hướng tích tụ bên trong thành của động mạch trong não, khiến thành động mạch bị huỷ hoại theo thời gian cho đến khi chúng bị vỡ và chảy máu. Thường thì chảy máu chỉ xuất hiện ở các khu vực nhỏ gọi là “đốm xuất huyết”, nhưng trong bệnh thoái hóa mạch máu não dạng bột dẫn đến chảy máu nhiều, và có thể đe dọa tính mạng.

Một trong những điểm nổi bật của xuất huyết trong não do thoái hóa mạch máu não dạng bột là nó xảy ra ở các khu vực gần bề mặt của não, thuộc các phần của não được gọi là “thùy.”

Ai mắc phải thoái hóa mạch máu não dạng bột?

Các yếu tố nguy cơ mắc phải thoái hóa mạch máu dạng bột đến nay vẫn chưa rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ rõ ràng vào thời điểm này là tuổi tác, số lượng tinh bột tích tụ thường được tìm thấy ở những người trên 55 tuổi. Một sự kết hợp giữa một số dạng của gen apolipoprotein E và mạch máu tinh bột cũng được báo cáo, nhưng đến cuối năm 2008 , ý nghĩa của sự liên quan này vẫn còn mang tính lý thuyết.

Thoái hóa mạch máu dạng bột được chẩn đoán như thế nào?

Các phương pháp đáng tin cậy nhất được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa mạch máu dạng bột là sinh thiết não. Bởi vì sinh thiết là một thủ tục phẫu thuật mang nguy cơ chảy máu nhất định và / hoặc nhiễm trùng, nên sinh thiết không được thực hiện trừ khi rất cần thiết.

May mắn thay, bác sĩ có thể thực hiện chẩn đoán thoái hóa mạch máu dạng bột bằng cách sử dụng một hình thức của chụp cộng hưởng từ MRI gọi là “phương pháp tín hiệu dội” (GRE). Đây là một xét nghiệm rất hiệu quả đối với xuất huyết trong não bất kể xuất huyết nhỏ hay lớn hoặc cho dù đó diễn ra nhiều giờ hoặc nhiều năm trước.

Sự xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng của mạch máu dạng bột trên GRE thường được gọi là “xuất huyết vỏ não.”

Các triệu chứng thoái hóa của mạch máu dạng bột là gì?

Các triệu chứng của thoái hóa mạch máu dạng bột khác nhau tùy thuộc vào lượng máu bị chảy do các mạch máu bị vỡ. Khi chảy máu lượng ít, có thể không có triệu chứng gì cả. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể mơ hồ, gây ra chứng mất dần trí nhớ hoặc thiếu hụt nhẹ trong chức năng não, chẳng hạn như nhìn mờ. Tuy nhiên khi chảy máu lượng nhiều, có thể có triệu chứng thần kinh thường gặp bao gồm liệt nhẹ nửa người, liệt nửa người, mất ý thức, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong.

Điều trị thoái hóa mạch máu dạng bột như thế nào?

Khi xuất huyết trong não xảy ra, điều trị ICH do mạch máu dạng bột không khác so với điều trị ICH do bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Đầu tiên, nếu xuất huyết gây tăng áp lực trong não (ICP), do sưng não hoặc tích tụ máu trong não, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật cấp cứu hoặc thực hiện các biện pháp khác để làm giảm áp lực trong não. Các bác sĩ cũng có thể điều trị bệnh nhân bằng các loại thuốc chống động kinh để ngăn chặn cơn co giật. Nếu chảy máu lương ít nhưng đáng kể, đủ để gây ra các triệu chứng đột quỵ, bác sĩ theo dõi bệnh nhân trong một hoặc nhiều ngày ở các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho đến khi họ trở nên ổn định.

Ở thời điểm hiện tại, có rất ít việc có thể thực hiện để đảo ngược tích tụ mạch máu dạng bột. Tuy nhiên những người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn này nên duy trì huyết áp bình thường và tránh thuốc kháng đông máu như aspirin hay plavix, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết trong não.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tuổi trung niên đột quỵ vì uống rượu

(32)
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc uống quá nhiều rượu ở tuổi trung niên có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tương đương với huyết áp cao và tiểu ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về các loại tên thuốc phổ biến

(17)
Bạn thắc mắc, tại sao chỉ với một loại hoạt chất mà lại có nhiều tên thuốc như vậy? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các loại tên ... [xem thêm]

Top 14 loại thực phẩm tăng cân nhanh cho người gầy

(83)
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm tăng cân sẽ giúp bạn có thân hình cân đối, đầy đặn. Hơn nữa, việc sử dụng thức ăn tăng cân ... [xem thêm]

Bệnh về tình dục

(77)
Tìm hiểu chungBệnh về tình dục là gì?Bệnh về tình dục là các bệnh hoặc rối loạn liên quan đến tình dục, thường bao gồm:Bệnh lây truyền qua đường ... [xem thêm]

6 phương pháp thu nhỏ lỗ chân lông tại nhà

(57)
Lỗ chân lông to trên mặt làm cho làn da trông thiếu khỏe mạnh, xỉn màu, chảy xệ. Bên cạnh đó, nó gây nên một số vấn đề như mụn trứng cá hay mụn đầu ... [xem thêm]

Sẹo do phẫu thuật và những nghi vấn về cách trị sẹo bằng vitamin E

(67)
Sẹo là hệ quả không thể tránh khỏi sau mỗi cuộc phẫu thuật, bởi sẹo là cách mà cơ thể tự chữa lành làn da bị tổn thương. Dù vẫn chưa được các ... [xem thêm]

Kinh nghiệm hữu ích khi sử dụng cốc tập uống cho bé

(38)
Việc chuyển tiếp từ bú bình sang uống bằng cốc là giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nếu bạn cho bé uống bằng cốc thường, bé sẽ rất dễ bị sặc. Chính vì ... [xem thêm]

Chế độ ăn chống trầm cảm ai cũng nên áp dụng

(17)
Chống trầm cảm bằng chế độ ăn uống mang lại hiệu quả nhiều hơn bạn nghĩ. Nó không chỉ cần thiết cho những người đang mắc bệnh trầm cảm hoặc có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN