Thiếu máu do thiếu sắt: ăn thịt đỏ thôi có đủ?

(4.01) - 44 đánh giá

Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính cho thấy 30–70% người dân ở các nước nghèo nhất trên thế giới bị thiếu máu do thiếu sắt. Tại Việt Nam, theo Điều tra quốc gia về Vi chất dinh dưỡng năm 2014–2015 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có đến 63,6% trẻ em dưới 5 tuổi, 54,3% phụ nữ mang thai và 37,7% phụ nữ không mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt.

Người có nồng độ sắt thấp trong trong máu không thể sản xuất hemoglobin một cách đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Trong khi đó, hemoglobin là một protein giàu chất sắt và là một thành phần thiết yếu của tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu không có đủ hemoglobin, cơ thể không thể cung cấp oxy từ phổi đến các mô và cơ quan khác.

Những người trải qua thiếu máu ngày càng mệt mỏi và có thể bị khó thở thậm chí là khi gắng sức nhẹ. Nếu không được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tim và các cơ quan chính khác. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt có nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp. Trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt đã được chứng minh là chậm phát triển và có các vấn đề về hành vi và học tập.

Nguyên nhân nào gây ra thiếu máu do thiếu sắt?

Một người có thể có nồng độ sắt thấp trong cơ thể của họ vì nhiều lý do:

  • Mất máu. Mất máu cũng có nghĩa là bạn sẽ mất sắt chứa trong các tế bào máu. Nếu lượng sắt dự trữ trong cơ thể không đủ để bù lại lượng máu, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Chảy máu kinh nhiều là 1 trong những nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt. Chảy máu đường tiêu hóa do sử dụng aspirin lâu dài, do loét, bướu thịt hoặc ung thư, cũng có thể gây ra thiếu máu. Các nguyên nhân khác bao gồm chảy máu do chấn thương.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất. Thực phẩm là một nguồn cung cấp sắt quan trọng, nhưng cơ thể hấp thụ chỉ khoảng 1 miligam (mg) sắt trong số 10–20 mg sắt cơ thể ăn qua thực phẩm mỗi ngày. Những người không ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt thường xuyên, hoặc những người ăn quá nhiều thực phẩm cản trở hấp thu chất sắt có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Những thay đổi cơ thể. Sự tăng trưởng của cơ thể ở giai đoạn dậy thì hoặc thai kỳ có thể làm tăng sản xuất tế bào máu đỏ, làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt của người đó.
  • Khó hấp thụ sắt. Các tình trạng như bệnh celiac hoặc bệnh Crohn có thể làm cơ thể gặp khó khăn để hấp thụ đủ chất sắt. Phẫu thuật dạ dày cũng có thể cản trở hấp thu chất sắt, cũng như việc lạm dụng các thuốc kháng axit.

Chính vì những nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trên, người ta cho rằng những nhóm người sau đây rất dễ bị thiếu máu thiếu sắt:

  • Trẻ em đang trải qua giai đoạn dậy thì
  • Những người không tiêu thụ đủ sắt vì chế độ ăn uống thiếu chất
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt chảy máu nhiều
  • Những người có vết loét hoặc các vấn đề tiêu hóa.

Điều trị thiếu máu do thiếu sắt như thế nào?

Thiếu máu do thiếu sắt được điều trị dễ dàng một khi được phát hiện. Trong quá trình điều trị, ban đầu bạn vẫn có thể còn các triệu chứng thiếu máu trong một thời gian, vì phải mất vài tháng sắt mới tích tụ đủ trong cơ thể .

Điều trị thiếu máu thiếu sắt cần tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Mất máu. Nếu bạn đang bị chảy máu, bác sĩ cần phải tìm ra chỗ chảy máu và điều trị ngay. Có thể bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc điều trị loét dạ dày hoặc phẫu thuật cắt khối u. Phụ nữ có kinh nguyệt chảy máu nhiều có thể được sử dụng các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt để làm giảm lượng máu chảy.
  • Chế độ ăn uống. Bạn có thể dễ dàng nhận được nhiều chất sắt bằng cách ăn thức ăn giàu chất sắt như ăn thịt đỏ, thịt gà, gà tây, thịt lợn, cá và sò ốc. Bạn cũng có thể lấy sắt từ nguồn khác ngoài thịt như rau chân vịt, đậu phộng và trái cây sấy khô, tuy nhiên cơ thể có xu hướng hấp thụ chất sắt từ thịt dễ dàng hơn. Đặc biệt, bạn có thể bổ sung sắt cho mẹ bầu, nhưng bạn chỉ nên dùng dưới sự giám sát của bác sĩ vì quá nhiều sắt có thể gây độc. Bạn cũng nên tăng cường tiêu thụ các loại vitamin C, bởi vì nó giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ chất sắt hơn. Nếu bạn đang thiếu chất sắt, bạn nên hạn chế uống trà và đậu nành, nó có thể gây cản trở hấp thu các chất sắt.

Thực phẩm tăng cường chất sắt có thể giúp đỡ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sữa có bổ sung sắt làm tăng dự trữ sắt ở trẻ mới biết đi không bị thiếu máu. Trong cùng nghiên cứu, trẻ em không bị thiếu máu tăng ăn thịt đỏ giúp giữ nồng độ sắt của chúng không bị giảm xuống. Phụ nữ mang thai và trẻ em trải qua thời kỳ tăng trưởng nên chắc chắn ăn một chế độ ăn giàu chất sắt để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thông tin bạn cần biết khi được chỉ định chạy thận nhân tạo

(13)
Tình trạng hầu hết các chức năng thận đều ngưng hoạt động rất dễ gây tử vong ở người bệnh. Do đó, lúc này, điều trị suy thận là việc thiết yếu ... [xem thêm]

Hết bệnh cảm nhờ 6 loại thực phẩm “vi diệu”

(61)
Thời tiết thay đổi liên tục làm bạn dễ mắc các chứng bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh như sốt, nhức đầu, sổ mũi… Bên cạnh các thuốc chữa trị thông ... [xem thêm]

Mọc răng khiến trẻ dễ nôn ói?

(10)
Mọc răng là một quá trình tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng đều từng trải qua. Mọc răng có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với trẻ. Nhiều người ... [xem thêm]

HIV và bệnh AIDS: Tưởng giống nhưng hóa ra lại khác

(15)
Bệnh AIDS thường hay bị nhầm lẫn với HIV. Dù chúng thường đi đôi với nhau nhưng đó là hai chẩn đoán bệnh khác nhau. HIV là một loại virus có thể dẫn đến ... [xem thêm]

Bật mí cách làm siro dứa siêu đơn giản cho mẹ bận rộn

(34)
Siro dứa là một món giải khát rất tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ trong những ngày hè nóng bức. Cách làm siro dứa cũng khá đơn giản, chỉ với vài bước là bạn ... [xem thêm]

Béo phì

(24)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

[Hỏi đáp nha sĩ] 8 câu hỏi phổ biến nhất về răng miệng

(51)
Những vấn đề nha khoa như nhổ răng, gắn răng giả hay trị sâu răng không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể làm thay đổi khuôn mặt bạn. Vì ... [xem thêm]

Tìm hiểu những nguyên nhân gây đau quặn thận

(82)
Tổn thương thận với những rủi ro tiềm ẩn khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, suy thận và nhiều vấn đề sức khỏe khác.Tổn thương ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN