Thắt ống dẫn trứng vẫn có thai, chuyện thật cứ như đùa

(4.25) - 95 đánh giá

Mặc dù thắt ống dẫn trứng hiệu quả trong việc ngăn ngừa khả năng thụ thai, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp có thai sau khi đã thực hiện phương pháp này.

Chị Thanh Hà (36 tuổi) đã áp dụng thủ thuật thắt ống dẫn trứng và an tâm rằng mình sẽ không có con nữa. Vậy mà cách đây mấy tháng, chị có dấu hiệu thai nghén. Lấy làm lạ, chị đã mua que về thử thai và kết quả là hai vạch. Chị hoang mang quá nên đến bác sĩ khám để kiểm tra chắc chắn. Kết quả, chị có thai thật. Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Thắt ống dẫn trứng là gì?

Thắt ống dẫn trứng là một lựa chọn cho những phụ nữ không muốn sinh thêm con nữa. Thủ thuật này liên quan đến việc thắt hoặc cắt các ống dẫn trứng, có tác dụng ngăn ngừa trứng phóng thích từ buồng trứng không di chuyển đến tử cung, nơi nó có thể được thụ tinh.

Theo báo cáo, cứ mỗi 200 phụ nữ thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng thì 1 người vẫn có thể có thai. Thắt ống dẫn trứng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng đã thụ tinh thay vì đi đến tử cung để làm tổ tại đây thì bám vào ống dẫn trứng. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và cần có biện pháp can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến người mẹ.

Nguy cơ của việc mang thai sau khi thắt ống dẫn trứng

Khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật, vòi tử cung sẽ được thắt bằng cách buộc và cắt rời. Có thể thắt bằng cách đốt điện, sử dụng cặp kim loại, kẹp hay thắt bằng vòng. Tuy nhiên, nếu ống dẫn trứng phát triển trở lại và gắn liền với nhau thì phụ nữ vẫn có khả năng thụ thai.

Phụ nữ càng trẻ khả năng có con lại sau khi thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng càng cao. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mang thai sau thắt ống dẫn trứng là:

  • Phụ nữ dưới 28 tuổi: 5%
  • Phụ nữ từ 28 – 33 tuổi: 2%
  • Phụ nữ trên 34 tuổi: 1%

Trường hợp của chị Hà, sau thủ thuật thắt ống dẫn trứng, chị phát hiện mình có thai. Lý giải cho việc này là vì trứng đã thụ tinh có thể bám vào tử cung trước khi chị thực hiện thủ thuật. Do đó, nhiều phụ nữ chọn thắt ống dẫn trứng vào những thời điểm khả năng mang thai thấp chẳng hạn như ngay sau khi sinh hoặc ngay sau khi có kinh nguyệt.

Dấu hiệu mang thai

Nếu ống dẫn trứng phát triển trở lại sau khi thắt, bạn có thể sẽ mang thai như lúc chưa thắt. Một số phụ nữ mong muốn nối các ống dẫn trứng với nhau để mang thai nhưng phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Các dấu hiệu mang thai bao gồm:

  • Ngực nhạy cảm và sưng
  • Thèm ăn
  • Trễ kinh
  • Buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Mệt mỏi không biết nguyên nhân
  • Thường xuyên mắc tiểu.

Nếu nghĩ rằng mình đang mang thai, bạn có thể sử dụng các biện pháp thử thai tại nhà cũng như đến phòng khám siêu âm để xác định chắc chắn.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Nếu từng phẫu thuật vùng chậu hoặc thắt ống dẫn trứng trước đây, bạn có thể có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Các triệu chứng liên quan đến thai ngoài tử cung ban đầu trông giống như một thai kỳ bình thường. Ví dụ, nếu bạn thử thai thì kết quả vẫn là dương tính (2 vạch). Tuy nhiên, nếu trứng đã thụ tinh không bám được vào nơi để phát triển thích hợp thì việc mang thai không thể tiếp tục mà phải phá bỏ. Bên cạnh những triệu chứng điển hình, mang thai ngoài tử cung còn có những dấu hiệu như:

  • Đau bụng
  • Ra máu nhẹ ở âm đạo
  • Đau vùng xương chậu
  • Xương chậu có cảm giác bị đè nặng đặc biệt là khi bạn đang đi tiêu.

Bạn không nên bỏ qua những triệu chứng trên vì thai ngoài tử cung có thể gây vỡ ống dẫn trứng, gây chảy máu bên trong dẫn đến ngất xỉu và sốc. Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn đang trong tình trạng:

  • Có cảm giác muốn ngất xỉu
  • Đau dữ dội vùng xương chậu và dạ dày
  • Ra nhiều máu vùng âm đạo
  • Đau vai.

Cách xử lý khi thai ngoài tử cung

Nếu bác sĩ xác định rằng thai nằm ngoài tử cung nhưng ở giai đoạn đầu, họ có thể kê toa một loại thuốc methotrexate cho bạn uống. Thuốc này nhằm ngăn không cho trứng phát triển thêm hoặc gây chảy máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ hCG, hormone liên quan đến thai kỳ. Khi phương pháp trên không hiệu quả, bạn sẽ cần phẫu thuật để lấy mô thai ra. Bác sĩ sẽ cố gắng sửa lại ống dẫn trứng. Nếu không thể sửa, bác sĩ sẽ lấy ống dẫn trứng ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

U hạt vòng do biến chứng bệnh tiểu đường

(61)
Tìm hiểu chungU hạt vòng là bệnh gì?U hạt vòng là bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến da. Bệnh bao gồm các khối sang thương gồ lên mặt da, đỏ hoặc ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hormone sinh dục nữ?

(34)
Hormone sinh dục nữ hay nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tình dục, sinh sản và sức khỏe phụ nữ nói chung. Nồng độ hormone sinh ... [xem thêm]

Biến chứng và phục hồi sau phẫu thuật cắt sỏi mật

(88)
Bạn cần sớm phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ khi sỏi quá lớn và thường xuyên gây biến chứng như đau viêm, sốt, ứ mật… Thay vì quá lo lắng mổ ... [xem thêm]

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

(31)
Ngày nay, không ít cô gái dùng nước muối sinh lý rửa mặt với mong muốn nhanh chóng giải quyết các nốt mụn xấu xí. Tuy nhiên, thực tế, rửa mặt bằng nước ... [xem thêm]

Phương pháp xét nghiệm rubella chính xác

(39)
Việc xét nghiệm rubella có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng.Rubella là gì?Rubella còn có tên gọi ... [xem thêm]

Làm thế nào để nhận biết bệnh viêm gan C?

(80)
Nếu bạn mắc bệnh viêm gan C thì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau, nhiều chất xơ là lựa chọn thích hợp nhất. Bài viết dưới ... [xem thêm]

Hở van động mạch chủ 1/4 kèm đau ngực, khó thở: Trị sớm kẻo nguy!

(47)
Hở van động mạch chủ 1/4 là mức độ nhẹ hở van tim, song nếu người bệnh chủ quan không điều trị thì sẽ có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Ở giai ... [xem thêm]

Thủ tục bảo hiểm khi khám tại Bệnh viện Mắt Cao Thắng

(58)
Bệnh viện Mắt Cao Thắng là bệnh viện đầu tiên của Việt Nam nhận được danh hiệu đạt chuẩn quốc tế do Tổ chức quốc tế Joint Commission International – ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN