Thảo dược có giúp bạn mang thai?

(4.42) - 62 đánh giá

Rất nhiều người đang sử dụng các loại thảo dược vì tin rằng chúng là một trong những cách dễ thụ thai. Tuy nhiên, bạn không nên dùng những thảo dược này mà không hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc các bác sĩ đông y. Hãy nhớ rằng, thuốc hoặc thực phẩm chức năng làm từ thảo dược đều có thể có những tác dụng phụ như những loại thuốc thông thường khác.

Nếu bạn vẫn chưa có thai trong một thời gian dài cố gắng, trước khi sử dụng thảo dược để cải thiện cơ hội mang thai, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bạn trước khi kê toa. Không phải thảo dược nào cũng an toàn cho tất cả mọi người.

Dùng thảo dược có phải là cách dễ thụ thai?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang xem xét liệu các loại thảo dược có khả năng hỗ trợ mang thai và thúc đẩy khả năng sinh sản hay không? Một vài nghiên cứu cho rằng một số loại thảo dược nhất định có thể đem lại kết quả tích cực, tuy nhiên đây là những nghiên cứu nhỏ lẻ. Chúng ta vẫn cần những nghiên cứu ở quy mô lớn hơn và đạt chất lượng hơn để có thể kết luận loại thảo dược nào có thể giúp ích trong việc mang thai.

Kết quả từ những cuộc nghiên cứu nhỏ này đã cho thấy một cây thuốc thuộc chi Bình linh (Vitex agnus-castus L.) có thể giúp cân bằng nội tiết tố sinh sản và có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Trong một cuộc nghiên cứu khác, các chuyên gia tin rằng rễ cây black cohosh (Actaea racemosa L.) có thể kích thích buồng trứng và thúc đẩy khả năng sản sinh trứng.

Một số cuộc thử nghiệm đã cho thấy vài loại thảo dược truyền thống Trung Quốc có thể giúp cải thiện khả năng sinh sản khi dùng kết hợp với thuốc hỗ trợ sinh sản như clomiphene (Clomid®). Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy khi sử dụng riêng lẻ thì các loại thảo dược này có thể xem như một cách dễ thụ thai.

Khi nào bạn không nên sử dụng thảo dược?

Một trong những mục đích của các phương thuốc làm từ thảo dược là làm tăng cường chức năng của buồng trứng. Do đó, những người đang dùng thuốc ngừa thai Antigon/Cetrotide hay Lupron không nên sử dụng các thực phẩm chức năng làm từ thảo dược bởi các loại thuốc này có thể có tác dụng trái ngược nhau và có thể gây hại cho người sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thảo dược nào.

Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Y học cổ truyền hoặc các phòng khám đông y để được tư vấn, trao đổi với các lương y, thầy thuốc về những loại thảo dược mà bạn đang hoặc dự định dùng. Các loại thuốc tân dược và đông y có thể tương tác với nhau. Vì vậy, hãy thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào khác như một cách dễ thụ thai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp điều trị co giật sau cơn đột quỵ

(90)
Đột quỵ được định nghĩa là sự mất chức năng của cơ thể do tổn thương não mà nguyên nhân là do thiếu nguồn cung cấp máu. Những tổn thương não có thể ... [xem thêm]

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không?

(96)
Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không? Đây là một trong số những thắc mắc lớn khi bạn chọn thức uống thai kỳ. Dùng sữa đậu nành đúng cách mới ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

(33)
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là một trong những cơ sở y tế hàng đầu ở phía Bắc có chuyên môn về các bệnh lý tai mũi họng, nhận được sự tin ... [xem thêm]

7 cách giảm đau núm vú khi mang thai đơn giản

(82)
Đau núm vú khi mang thai đau đầu ty) là hiện tượng phổ biến nhưng không hề dễ chịu bởi sẽ khiến bạn cảm thấy bất tiện.Hầu hết phụ nữ ... [xem thêm]

Điều gì xảy ra khi uống mật ong pha nước ấm?

(97)
Bắt đầu ngày mới bằng 1 ly mật ong pha nước ấm không những sẽ đem đến cho bạn nhiều tác dụng sức khỏe khác nhau, từ giảm cân cho đến giải cảm. Mật ... [xem thêm]

Bất ngờ với lợi ích tuyệt vời của Vitamin K2 (p2)

(28)
Vitamin K2 là một loại vitamin cần thiết cho sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu vềcông dụng của loại vitamin đặc biệt này nhé.Hãy cùng xem vitamin K2 đem lại ... [xem thêm]

Tử cung đôi gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu?

(49)
Tử cung đôi là một bất thường ở tử cung, làm giảm khả năng mang thai tự nhiên, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai kỳ. Thậm chí việc mẹ bầu có ... [xem thêm]

Quan hệ xong bị ngứa vùng kín: “Nỗi niềm” không của riêng ai

(52)
Quan hệ xong bị ngứa là vấn đề tế nhị của cả 2 giới. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần xác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN