6 nguy hiểm nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều

(4.36) - 100 đánh giá

Các thai phụ tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai có thể sẽ gặp những rủi ro sau:

1. Các vấn đề khó chịu trong quá trình mang thai

Sự khó chịu trong quá trình mang thai sẽ tỉ lệ thuận với số cân tăng lên của bạn. Tăng cân vượt mức luôn khiến thai phụ gặp phải các vấn đề từ đau lưng cho đến mệt mỏi, đau chân, giãn tĩnh mạch, chứng ợ nóng, bệnh trĩ, khó thở và cả đau khớp.

2. Các biến chứng khi mang thai

Tăng cân nhiều sẽ khiến bạn dễ mắc phải các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, ợ nóng, nhiễm trùng, đau đầu, yếu hoặc đau tay do dây thần kinh đi qua cổ tay bị chặn, rối loạn mô khớp trong thời gian mang thai. Việc khám thai cho bạn cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.

3. Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh con

Cân nặng người mẹ càng nặng thêm bao nhiêu thì em bé cũng sẽ có thể nặng thêm bấy nhiêu. Các em bé sơ sinh lớn thường khó sinh hơn so với các em bé có kích cỡ trung bình và việc sinh nở cho các bé lớn này có thể sẽ phải cần sự hỗ trợ của các dụng cụ hoặc bạn có thể sẽ phải sinh mổ.

4. Khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 75% những bà mẹ tăng hơn 11 – 25 kg số cân được khuyến cáo trong thời gian mang thai sẽ có khả năng gặp khó khăn trong việc cho con bú sữa mẹ. Người mẹ càng tăng thêm bao nhiêu cân thì khó khăn gặp phải sẽ càng nhiều bấy nhiêu.

5. Mắc bệnh béo phì sau khi sinh

Các thai phụ tăng nhiều cân hơn khuyến cáo thường sẽ khó giảm cân sau khi sinh gấp hai lần so với các thai phụ tăng đúng số cân như hướng dẫn. Quan trọng hơn, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tăng cân quá nhiều nhưng không thể giảm cân trong vòng 6 tháng sau khi sinh sẽ dễ mắc bệnh béo phì trong 10 năm sau đó.

6. Các vấn đề sức khỏe trong tương lai

Phụ nữ tăng quá nhiều cân trong thời gian mang thai và không có biện pháp giảm cân sau đó sẽ có khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và các bệnh về tim mạch.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách làm dầu gội khô từ nguyên liệu có sẵn tại nhà

(84)
Bạn muốn tự tay làm dầu gội khô? Cách làm dầu gội khô với những nguyên vật liệu có sẵn sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi chăm sóc mái tóc đấy!Dầu ... [xem thêm]

Giới thiệu chung về bảo hiểm phi nhân thọ

(98)
Mọi người thường tin rằng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là một. Tuy nhiên, đây là 2 loại bảo hiểm riêng biệt với chức năng và mục đích ... [xem thêm]

Bố mẹ nên cung cấp vitamin A cho bé như thế nào?

(98)
Vitamin A là một vitamin tan trong dầu rất cần cho thị giác, cho sự tăng trưởng và phát triển, duy trì biểu mô. Khi được sản xuất thành thuốc, hoạt chất này ... [xem thêm]

Tiết dịch núm vú – có nguy hiểm hay không?

(100)
Núm vú tiết dịch là hiện tượng một hoặc cả hai núm vú đôi khi tiết ra chất dịch. Tiết dịch núm vú có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng ... [xem thêm]

Tác dụng của hít đất mỗi ngày: Tốt cho dáng, khỏe cho tim

(83)
Tác dụng của hít đất mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức khỏe, sức bền mà còn định hình được cơ bắp, tăng khả năng giữ thăng bằng.Hít đất ... [xem thêm]

Liệu pháp bổ sung và thay thế cho điều trị ung thư phổi

(50)
Bên cạnh những phương pháp điều trị ung thư phổi thông thường, liệu pháp bổ sung và thay thế cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng và các tác ... [xem thêm]

Bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

(83)
Tìm hiểu chungBệnh hột xoài (u lympho sinh dục) là bệnh gì?Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi sử dụng tế bào gốc để trẻ hoá làn da

(43)
Trong tương lai không xa, tế bào gốc hứa hẹn sẽ là biện pháp hữu ích trong việc điều trị các căn bệnh, chấn thương và đặc biệt là chăm sóc cải thiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN