Bà bầu nên làm gì khi gặp ác mộng lúc mang thai?

(3.55) - 99 đánh giá

Những xáo trộn trong cuộc sống từ ngoại hình cho đến sinh hoạt trong suốt thời gian mang thai có thể là nguyên nhân sâu xa khiến bà bầu gặp ác mộng mỗi đêm. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, giấc mơ chỉ là giấc mơ và nó sẽ biến mất sau khi bạn tỉnh dậy.

Mộng mị mỗi đêm là một việc bình thường và phần lớn chúng ta đều mơ khi ngủ say. Tuy nhiên, thay vì mơ những giấc mơ hạnh phúc thì đôi lúc chúng ta còn gặp phải những cơn ác mộng. Thế nhưng, nếu bạn gặp ác mộng khi mang thai thì có phải là điều đáng lo ngại? Hãy để Chúng tôi giúp bạn tìm hiểu điều đó thông qua những chia sẻ sau.

Mơ thấy ác mộng khi mang thai có phải là điều bình thường?

Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu và giải thích về những giấc mơ của con người. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chỉ rõ lý do tại sao chúng ta luôn gặp phải một số giấc mơ nhất định. Một số chuyên gia nói rằng những hình ảnh mà bạn thấy trong mơ có thể là kết quả của những suy nghĩ, lo lắng… mà bạn đang trải qua trong cuộc sống thật.

Mơ thấy ác mộng trong thời gian mang thai là điều khá thường gặp. Nguyên nhân là do trong thời gian này, cơ thể sẽ trải qua nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này có dẫn đến nhiều loại rối loạn trong giấc ngủ và khiến bạn dễ mơ thấy ác mộng hơn bình thường.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai thường hay gặp ác mộng

Dưới đây là một số lý do khiến bạn hay gặp ác mộng trong thai kỳ:

1. Tác động của hormone cortisol

Đây là một hormone có tác động mạnh đến cơ chế giấc mơ của cơ thể. Trong thời gian mang thai, hormone này sẽ tăng dần theo tuổi thai và đạt đến đỉnh điểm khi bạn chuyển dạ. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai thường hay nằm mơ nhiều hơn bình thường.

2. Lo âu

Lo âu là cảm xúc thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của những nỗi lo âu này thường rất nhiều, chẳng hạn như nỗi lo về sức khỏe của em bé trong bụng, quá trình sinh nở, sức khỏe của bản thân… Tuy nhiên, những lo âu này không những không giúp ích gì mà nó còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Ác mộng cũng từ đó mà được hình thành.

3. Các vấn đề về giấc ngủ

Phụ nữ mang thai cũng thường hay gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, giật mình giữa đêm, thiếu ngủ… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự thay đổi của hormone, tăng cân, vùng bụng to lên… Những giấc ngủ chập chờn sẽ kích thích thần kinh sản sinh ra các giấc mơ tiêu cực.

Nếu bạn quên sạch những cơn ác mộng sau khi thức dậy thì không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nếu bạn nhớ lại, bạn có thể cảm thấy căng thẳng và điều này không tốt cho bạn và em bé trong bụng. Do đó, bạn cần phải tìm cách để kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của bản thân để tránh gặp phải những cơn ác mộng này.

Bí quyết giúp phụ nữ mang thai “đánh bay” những cơn ác mộng

Nếu bạn đang tìm cách để kiểm soát sự xuất hiện của những cơn ác mộng trong thời gian mang thai, vậy hãy thử một số bí quyết dưới đây nhé:

1. Tìm ra nguyên nhân

Việc tìm ra nguyên nhân gây ra những cơn ác mộng có thể giúp bạn ngăn chặn chúng. Bạn cần phải hiểu tại sao bạn lại có những suy nghĩ tiêu cực như vậy. Nếu bạn thấy lo lắng về sức khỏe của bạn và bé, vậy hãy đến gặp bác sĩ để được giải đáp những nghi vấn nhé.

2. Chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân

Bị bệnh trong thời gian mang thai có thể khiến bạn căng thẳng và lo lắng. Do đó, bạn cần hiểu rõ cách để giúp bản thân tránh mắc phải một số bệnh thường gặp trong thai kỳ. Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy lạc quan và luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, một lối sống khỏe mạnh còn giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, do đó sẽ ít mơ thấy ác mộng hơn.

3. Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ của bạn ảnh hưởng rất nhiều đến những giấc mơ mà bạn mơ thấy mỗi đêm. Nếu bạn suy nghĩ tích cực, những cảm xúc tiêu cực sẽ biến mất và bạn sẽ ít khi gặp phải ác mộng vào ban đêm.

4. Ngủ đủ giấc

Phụ nữ mang thai cần ngủ ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tránh được căng thẳng và mệt mỏi, từ đó bạn sẽ không còn những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.

5. Đừng ăn khuya

Bạn có thể có cảm giác thèm ăn khi thức giấc giữa đêm nhưng đừng “nuông chiều” cảm giác của bản thân. Nếu bạn thích, bạn có thể ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khuya, thức ăn sẽ không tiêu hóa được, dễ dẫn đến ợ nóng, buồn nôn hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác. Những vấn đề này có thể khiến bạn cảm thấy khó ngủ đấy.

6. Suy nghĩ một cách thực tế

Hãy nhớ rằng giấc mơ chỉ là giấc mơ, chúng chưa chắc đã đúng, vậy bạn cần gì phải lo lắng? Đừng căng thẳng khi nghĩ về nó. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên mơ cùng một giấc mơ, hãy đến gặp bác sĩ và xin ý kiến.

7. Thiền

Thiền là một trong những cách hiệu quả nhất để giúp tâm trí của bạn được thư giãn. Vì vậy, hãy dành ra một vài phút trong ngày để ngồi thiền. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh và thoải mái hơn rất nhiều.

8. Thư giãn và nghỉ ngơi

Tập thể dục, yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách hay làm những gì bạn thích là cách để thư giãn tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian với bạn bè hoặc người thân trong gia đình để thư giãn sau một ngày bận rộn. Nói chuyện với những người thân yêu cũng là một trong những phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn kết hợp những lời khuyên trên vào cuộc sống của mình, bạn có thể có một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là giấc mơ dù tốt hay xấu thì nó cũng không có thực, do đó bạn không cần phải đặt quá nhiều sự chú ý vào chúng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp ác mộng, vậy hãy đi khám bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất nhé.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những dấu hiệu tới tháng và nguyên nhân bạn nên biết

(17)
Những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ đôi khi làm cho chị em nhầm tưởng rằng bản thân đang gặp phải vấn đề bất thường, nguy hại về sức khỏe nên ... [xem thêm]

Khi nào bạn cần mổ đại tràng?

(43)
Bác sĩ có thể yêu cầu mổ đại tràng khi bạn mắc một số tình trạng ở đường tiêu hóa. Để đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và không ... [xem thêm]

Bệnh ung thư phổi với chế độ dinh dưỡng hợp lý

(14)
Khi nhắc đến ung thư phổi, nguyên nhân thường do hút thuốc lá. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thực phẩm cũng có thể gia tăng nguy cơ ung thư ... [xem thêm]

Vì sao nàng không muốn làm chuyện ấy với bạn?

(56)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bị rách âm đạo khi sinh con?

(25)
Rách âm đạo khi sinh con là vấn đề phổ biến trong quá trình chuyển dạ nhằm giúp thiên thần nhỏ chào đời dễ dàng hơn. Để loại bỏ nỗi lo về vấn đề ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin

(90)
Kháng insulin có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và chỉ có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.Insulin là một hormone do tuyến tụy sản ... [xem thêm]

Trị mụn bọc hiệu quả với 6 lời khuyên chuyên gia mách bạn

(53)
Mụn bọc luôn là nỗi ám ảnh mà nhiều người không muốn gặp phải. Vì thế, mỗi khi chúng xuất hiện, bạn rất khổ sở và đau đầu đi tìm giải pháp và ... [xem thêm]

Bỏng

(90)
Tìm hiểu chungBỏng là bệnh gì?Bỏng có thể do nhiều tác nhân gây ra và là một trong những chấn thương phổ biến nhất tại nhà. Không chỉ đơn thuần chỉ là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN