Thanh toán chi phí điều trị ung thư không khó nếu nắm rõ quá trình

(3.66) - 87 đánh giá

Thanh toán chi phí điều trị ung thư là điều không dễ dàng bởi bạn có thể sẽ gặp những vấn đề khác phát sinh nằm ngoài dự kiến hoặc đến một lúc nào đó, nguồn tài chính của bạn bị cạn kiệt. Do đó, bạn luôn cần có một giải pháp bảo vệ an toàn cho mình ngay từ sớm.

Ban đầu, kết quả chẩn đoán ung thư có thể làm nhiều người suy sụp. Tuy nhiên, với mong muốn được sống, bệnh nhân bắt đầu tham gia quá trình điều trị bệnh nhưng lại phát sinh thêm một vấn đề quan trọng là: Làm thế nào để có thể thanh toán chi phí điều trị ung thư? Để chuẩn bị sẵn những gì sẽ xảy ra nếu chẳng may bạn bị chẩn đoán ung thư, Chúng tôi muốn chia sẻ với bạn những thông tin sau.

Bạn sẽ làm gì sau khi biết mình mắc ung thư?

Một trong những việc bạn nên làm sau khi nhận chẩn đoán ung thư là hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và bắt đầu thu thập thông tin. Có thể bạn không biết làm những gì tiếp theo. Vậy hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ về bệnh ung thư của mình, phương pháp và chi phí điều trị.

Bạn nên đến một số bệnh viện để thu thập thêm thông tin và so sánh chi phí điều trị ở các bệnh viện. Việc làm này giúp bạn có cơ sở để có thể lựa chọn bệnh viện có mức phí điều trị phù hợp với túi tiền của mình nhất.

Khi đến khám bệnh, bạn có thể chuẩn bị một số câu hỏi dành cho bác sĩ:

  • Bác sĩ dự định sẽ điều trị cho tôi bằng phương pháp nào?
  • Phương pháp điều trị nào tốt hơn? Tại sao bác sĩ lại giới thiệu cho tôi phương pháp đó?
  • Chi phí điều trị bao nhiêu? Tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin ở đâu?
  • Tôi có thể bị các tác dụng phụ gì khi điều trị bằng phương pháp đó?
  • Tôi nên làm gì để kiểm soát các tác dụng phụ này?
  • Thời gian điều trị kéo dài bao lâu?
  • Việc điều trị này có ảnh hưởng đến công việc của tôi không? Tôi sẽ phải ở trong bệnh viện bao lâu?
  • Khi trở lại công việc, tôi có bị hạn chế hoạt động nào không?

Các loại chi phí khi điều trị ung thư

Trong quá trình chữa bệnh, bạn có thể phải thanh toán chi phí điều trị ung thư bao gồm các mục như:

  • Phí khám bệnh: Đây là một khoản phí bạn phải trả cho mỗi lần đi khám bệnh. Dù khám bằng bảo hiểm y tế, bạn cũng phải trả một phần chi phí.
  • Phí thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, xét nghiệm máu, nước tiểu, bạn cũng phải trả một khoản phí dù có dùng bảo hiểm y tế.
  • Điều trị ung thư: Những chi phí bạn phải thanh toán cho dịch vụ chăm sóc mà bạn nhận được trong quá trình điều trị, ví dụ như xạ trị hoặc truyền dịch hóa trị.
  • Thuốc: Các khoản thanh toán cho các loại thuốc được kê toa trong thời gian điều trị. Ví dụ, hóa trị hoặc thuốc để kiểm soát các tác dụng phụ.
  • Phí di chuyển: Tiền xăng, tiền gửi xe, phí cầu đường, taxi/xe buýt/xe lửa/máy bay.
  • Chỗ ở: Nếu điều trị xa nhà, ví dụ như người ở tỉnh lên thành phố hoặc ra nước ngoài điều trị, bạn phải trả thêm phí này.
  • Chi phí sinh hoạt trong gia đình: Khi điều trị ung thư, bạn không thể làm những việc như chăm sóc con, chăm sóc người cao tuổi trong nhà, dọn dẹp nhà cửa… Vì vậy, bạn cần phải tốn thêm một khoản phí để thuê người khác làm thay mình.
  • Phí thuê người chăm sóc cho bạn tại nhà và dài hạn: Trong quá trình điều trị, người thân của bạn còn phải đi làm và thực hiện những việc khác nữa. Do đó, họ không thể dành toàn bộ thời gian chăm sóc cho bạn. Lúc này, bạn cần phải thuê người để hỗ trợ mình những việc cần thiết. Nếu có điều kiện, bạn có thể thuê điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện.
  • Các vấn đề về pháp lý và tài chính: Ngoài việc thanh toán chi phí điều trị ung thư, bạn có thể phải tốn thêm một khoản để thực hiện các vấn đề về pháp lý hoặc tài chính. Các chuyên gia có thể giúp bạn lập di chúc và thực hiện phân chia tài sản theo đúng luật quy định.

Tìm sự giúp đỡ để có thể thanh toán chi phí điều trị ung thư

Với chi phí khổng lồ như kể trên, nếu không có nguồn tài chính ổn định, không có tiền tiết kiệm, bạn sẽ khó đối diện với ung thư. Để tránh việc trở thành con nợ trong tương lai, ngay từ khi còn khỏe mạnh, bạn hãy tiết kiệm tiền hoặc mua bảo hiểm ung thư.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thức ăn nhiễm khuẩn: Nguyên nhân và xử trí thế nào?

(57)
Sử dụng thực phẩm nhiễm khuẩn ôi thiu là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm không quá nghiêm trọng và hầu hết ... [xem thêm]

Nội soi đường tiêu hóa trên

(16)
Tìm hiểu chungNội soi đường tiêu hóa trên là gì?Nội soi đường tiêu hóa trên là một thủ thuật được bác sĩ sử dụng để quan sát bên trong thực quản, dạ ... [xem thêm]

Suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ, những vấn đề không nên bỏ qua

(10)
Bệnh suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ không phải là bệnh khó chữa. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những ... [xem thêm]

Da xanh xao nhợt nhạt, thiếu sức sống: Vấn đề do đâu?

(31)
Làn da xanh xao nhợt nhạt khiến các bạn gái trở nên kém xinh dù cho bạn đang khoác lên người bộ trang phục tươi tắn đến thế nào đi nữa. Nếu bạn đang truy ... [xem thêm]

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

(91)
Vàng da ở trẻ sơ sinh là vấn đề phổ biến và tình trạng này thường biến mất sau vài ngày. Tùy vào nguyên nhân vàng da, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác ... [xem thêm]

10 triệu chứng viêm đại tràng mãn tính mà bạn nên biết

(39)
Viêm đại tràng thường rất giống với một số loại bệnh về đường ruột và tiêu hóa khác. Nếu bạn không biết sớm những triệu chứng viêm đại tràng ... [xem thêm]

Đặt ống nuôi ăn sau khi bị đột quỵ

(32)
Nghiên cứu đã cho thấy có đến 50% bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ thường bị thiếu dinh dưỡng trong khoảng thời gian họ chữa trị. Quan trọng hơn, nghiên ... [xem thêm]

Phẫu thuật giảm cân cho bệnh tiểu đường tuýp 2

(73)
Phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường không phải là điều dễ dàng. Nồng độ đường (glucose) trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng trong hoặc sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN