Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

(4.49) - 91 đánh giá

Vàng da ở trẻ sơ sinh là vấn đề phổ biến và tình trạng này thường biến mất sau vài ngày. Tùy vào nguyên nhân vàng da, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau.

Vàng da sơ sinh là tình trạng không hề hiếm gặp. Khi mắc phải, trẻ sơ sinh bị vàng da ở vùng trên người và cả củng mạc (lòng trắng). Tuy nhiên, hiện tượng này thường biến mất sau 1 – 2 tuần sau đó nhưng có trường hợp kéo dài hơn, báo hiệu các bệnh lý nguy hiểm về gan.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Máu của con người chứa bilirubin. Da của trẻ sơ sinh trông có màu vàng là do nồng độ sắc tố bilirubin trong máu cao. Bilirubin là một trong những sản phẩm phụ được tạo ra khi các tế bào hồng cầu vỡ ra.

Thông thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin khỏi máu, sau đó sẽ thải nó ra ngoài thông qua việc đi vệ sinh (phân của chúng ta có màu vàng là do vi khuẩn oxy hóa bilirubin).

Trong thời gian mang thai, gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi. Sau khi chào đời, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu làm việc. Kết quả là loại sắc tố này sẽ tích tụ trong máu của bé và gây vàng da sơ sinh.

Tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý, thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi bé chào đời và thường tự biến mất trong vòng 2 tuần. Ở những bé sinh non thiếu tháng, vàng da sơ sinh có thể xuất hiện ở ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và có thể phải mất đến 2 tháng mới mất đi.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da

Mama hugs are the most favorite. Shot of baby girl in arms of her happy smiling mother lying in bed and playing

Một số dấu hiệu cho thấy bé bị vàng da sơ sinh là:

  • Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân
  • Nước tiểu màu vàng sẫm (nước tiểu của trẻ sơ sinh phải không màu)
  • Phân màu nhạt (phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc cam)

Các triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh thường phát triển từ 2 đến 3 ngày sau khi sinh và có xu hướng thuyên giảm mà không cần điều trị khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trong phần lớn các trường hợp, vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng mà bố mẹ cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nồng độ bilirubin của con quá cao, bệnh vàng da sơ sinh có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh bé. Hội chứng này gọi là kernicterus, có thể làm cho bé điếc, chậm phát triển hoặc bại liệt. Tuy nhiên, phần trăm trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng kernicterus là không cao.

Nguy cơ gây vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh có nhiều khả năng bị vàng da sơ sinh hơn nếu:

  • Có anh chị em ruột bị vàng da
  • Có vết thâm tím khi sinh (các tế bào hồng cầu, một phần của vết thâm tím bị phá vỡ và sản sinh ra bilirubin như một sản phẩm phụ)
  • Có tình trạng rối loạn di truyền nhất định (hội chứng Gilbert, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết)
  • Có bệnh như xơ nang hay bị nhược giáp.

Vàng da ở trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu cũng có thể xảy ra do các tình trạng nghiêm trọng như bệnh lý ở gan, túi mật, rối loạn đường ruột, nhiễm trùng, chấn thương lúc sinh quá mức hoặc sinh non 28 tuần. Bất tương hợp nhóm máu Rh và nhóm máu ABO cũng có thể gây ra tình trạng vàng da ngay từ ngày đầu tiên.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra khi mẹ cho con bú không?

Việc nuôi con bằng sữa mẹ không gây ra tình trạng vàng da, nhưng vàng da có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Lượng dịch không đủ trong cơ thể làm nồng độ bilirubin trong máu tăng lên. Vì vậy, nếu mẹ chưa có nhiều sữa đủ cho con bú, nhiều khả năng bé sẽ bị vàng da. Trẻ bú sữa công thức cũng bị vàng da nếu không được cung cấp đủ sữa.

Nếu bạn nghĩ con không có đủ sữa mẹ, hãy trao đổi vấn đề này với bác sĩ. Một khi bạn cải thiện tư thế cho bú tốt hơn, bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức cho con nhiều hơn thì con sẽ nhận được đủ lượng sữa mẹ và tình trạng vàng da cũng sẽ biến mất. Bạn nên cho con bú ít nhất từ 8 – 12 lần một ngày trong vài ngày đầu tiên.

Một số bé gặp phải tình trạng “vàng da do sữa mẹ” vào thời điểm từ 7 đến 11 ngày tuổi. Con vẫn có thể bú tốt và tăng cân bình thường, nhưng một chất gì đó trong sữa mẹ ảnh hưởng khả năng của gan bé trong việc chuyển hóa bilirubin.

Điều này thường xảy ra cùng với tình trạng vàng da sinh lý và nó có thể tiếp tục trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau đó.

Vàng da do sữa mẹ rất phổ biến ở những bé bú mẹ hoàn toàn, nhưng tình trạng này không nguy hiểm. Nếu nồng độ bilirubin của bé quá cao, bạn nên ngừng cho con bú trong 1 hoặc 2 ngày để tình trạng giảm xuống. Bạn có thể sử dụng máy hút sữa để duy trì lượng sữa trong thời gian này và một khi mức bilirubin giảm xuống thì có thể bắt đầu cho con bú lại.

Xét nghiệm, chẩn đoán cho bé bị vàng da sơ sinh

Sau khi trẻ chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ sơ sinh có bị vàng da hay không bằng cách nhìn vào mắt bé từ 3 đến 5 ngày sau khi sinh, khi nồng độ bilirubin trở nên cao nhất.

Nếu có bất kỳ lo ngại về việc trẻ sơ sinh bị vàng da, bác sĩ có thể làm xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ bilirubin. Việc kiểm tra chắc chắn sẽ được thực hiện nếu em bé có biểu hiện vàng da trong 24 giờ đầu tiên vì tình trạng vàng da xuất hiện lúc đó có nhiều khả năng cho thấy có vấn đề nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu rời bệnh viện ngay sau khi sinh, tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện khi ở nhà, lúc đó chỉ có bạn mới là người đầu tiên biết bé có bị vàng da hay không.

Vì thế, bạn hãy nắm vững cách kiểm tra xem bé có bị vàng da sơ sinh hay không bằng những cách sau:

  • Mang bé vào phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang
  • Nếu con có làn da trắng, hãy nhẹ nhàng ấn ngón tay lên trán, mũi hoặc ngực và tìm kiếm màu vàng trên da sau khi thả ngón tay ra
  • Nếu con có làn da tối, hãy tìm màu vàng trên nướu hoặc tròng trắng của mắt.

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám?

Bạn nên đưa bé đi bác sĩ nếu da của bé, đặc biệt là ở phần lòng trắng của mắt, bụng hoặc cánh tay hay chân của bé có màu vàng đậm. Bố mẹ cũng nên gọi bác sĩ nếu con có đấu hiệu khó tỉnh dậy, quấy khóc, không muốn ăn hoặc thậm chí tình trạng vàng da nhẹ nhưng kéo dài trong hơn 3 tuần.

Cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các bé bị vàng da sơ sinh sẽ tự khỏi bệnh nhưng khi cần điều trị, liệu pháp quang trị liệu chính là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho tới thời điểm này.

Nhưng nếu tình trạng vàng da trở nên nghiêm trọng hoặc nồng độ bilirubin của bé tiếp tục tăng bất kể dù đã được chiếu đèn tích cực, bé cần được đưa vào bộ phận chăm sóc đặc biệt để thay máu. Việc thay máu này sẽ thay thế một lượng máu của em bé có nồng độ bilirubin cao với máu được hiến có nồng độ bilirubin bình thường.

Một điều khác mà bạn có thể tự mình làm để giúp làm giảm tình trạng vàng da là đảm bảo rằng con nhận đủ lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức để đi phân thường xuyên hơn, giúp thải bilirubin ra ngoài nhanh hơn.

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da, hãy trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện các bước đi đúng để giúp con hồng hào trở lại.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh?

(43)
Dinh dưỡng trong thai kỳ là chủ đề luôn được quan tâm, bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Câu hỏi ... [xem thêm]

Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời (P1)

(75)
Trái nho được xem là “nữ hoàng trái cây”. Đây không chỉ là loại trái cây có hương vị tuyệt vời mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.Dựa vào màu ... [xem thêm]

Bà bầu mắc sởi nguy hiểm như thế nào?

(63)
Tại Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM, bà bầu mắc sởi liên tục nhập viện khiến bệnh viện phải dành riêng một phòng để cách ly và điều ... [xem thêm]

Ve chó cắn người, nguy hiểm khó lường!

(81)
Ve chó (rận chó) có thể cắn người và gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Vậy bạn nên làm gì khi chẳng may bị ve chó cắn?Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ... [xem thêm]

Mẹ bầu không nên xem thường nấm âm đạo khi mang thai

(50)
Phụ nữ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. Những chia sẻ dưới đây giúp bạn xác định được nguyên nhân, dấu hiệu bệnh để biết cách phòng ... [xem thêm]

Những bài tập giúp tăng sự hưng phấn trong chuyện ấy cho phái nữ

(88)
Việc luyện tập thường xuyên không những giúp phái nữ có một thân hình hấp dẫn, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng mà còn giúp chuyện ấy của bạn ... [xem thêm]

Giảm ngứa cho mẹ bầu mắc bệnh chàm

(80)
Nếu bạn bị bệnh chàm trong giai đoạn mang thai, việc đầu tiên cần làm là tham vấn bác sĩ về những phương pháp điều trị an toàn trong và sau giai đoạn thai ... [xem thêm]

Bệnh sởi có lây không? Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

(87)
Bệnh sởi có lây không là câu hỏi được khá nhiều người đưa ra khi được nghe về căn bệnh này. Thực tế, sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN