Déjà vu là gì? Liệu bạn có thể “nhìn thấy tương lai”?

(4.26) - 44 đánh giá

Bạn có từng trải qua cảm giác quen thuộc khi gặp một ai đó lần đầu tiên hay thấy mình đã từng ở một nơi nào trước đây mặc dù chưa hề đặt chân đến? Nếu câu trả lời là có thì nhiều khả năng bạn đã trải qua hiện tượng Déjà vu (hay còn gọi là deja vu hoặc dejavu) đấy!

Mặc dù thoạt nghe có vẻ lạ lùng nhưng hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ. Đó có thể là những giấc mơ trước đây mà vô tình bạn lại gặp phải sự kiện tương tự ở ngoài đời thật. Chính sự trì hoãn trong quá trình xử lý thông tin của não bộ khiến bạn cảm giác như đã “nhìn thấy tương lai” từ trước.

Theo số liệu thống kê, có đến 60 – 70% dân số thế giới từng trải qua hiện tượng này ít nhất một lần trong đời. Hãy cùng tìm hiểu xem dejavu là gì và những bí ẩn xung quanh hiện tượng thú vị này.

Déjà vu là gì?

Déjà vu bắt nguồn từ tiếng Pháp mang ý nghĩa “đã từng xảy ra”. Đây là cảm giác xuất hiện khi một sự kiện nào đó diễn ra và bạn cho rằng nó đã xảy ra rồi trong quá khứ. Bạn có thể đã từng trải qua trải nghiệm này ít nhất vài lần trong đời nhưng có thể là khoảnh khắc quá ngắn nên chính bản thân bạn không hề nhận thức được.

Deja vu là hiện tượng bạn cảm thấy một sự kiện, nhân vật hay nơi chốn nào đó rất quen thuộc, tới từng chi tiết mặc dù rõ ràng là bạn mới tiếp xúc với đối tượng đó lần đầu tiên.

Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra để lý giải cho câu hỏi cho nguyên nhân gây ra hiện tượng Deja vu là gì nhưng đa phần các nhà khoa học đều tập trung về hướng phân tích quá trình ghi nhớ của não bộ.

Vấn đề ở vùng lưu trữ trí nhớ

Vấn đề có thể xảy ra ở vùng não lưu trữ trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Một số nghiên cứu đưa ra giả thuyết là thông tin mà bạn thu thập từ thế giới xung quanh có thể “rò rỉ” từ vùng trí nhớ ngắn hạn sang vùng trí nhớ dài hạn mà bỏ qua cơ chế chuyển giao thông tin điển hình.

Ngoài ra, khi một khoảnh khắc mới xuất hiện, sự trì hoãn trong quá trình xử lý thông tin có thể khiến não bộ phân loại những dữ kiện mới lại thành ký ức. Điều này nghĩa là bạn sẽ có cảm giác như não mình đang “vẽ lại” điều gì đó trong quá khứ. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác “bị đánh lừa” nên bạn sẽ không thể nào nhớ lại thời điểm sự kiện đã xảy ra.

Déjà vu cũng là một trải nghiệm cho thấy não bộ bạn đang hoạt động. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi não liên kết một trải nghiệm mà bạn đã có trước đây với hiện tại vì giữa hai sự kiện có nhiều điểm thật sự rất tương đồng, khiến bạn có cảm giác như hai sự kiện chỉ là một.

Trải nghiệm này cũng có thể là do bạn đã từng mơ về một điều gì đó trước đây mặc dù bạn có thể không hề nhớ gì về nó. Khi bạn thấy phấn khích về cuộc gặp gỡ với một người bạn cũ, lo sợ khi nghĩ đến bài kiểm tra sắp tới hay lẩm bẩm một lời thoại nào đó… là bạn đang tạo ra những khoảnh khắc thân quen cho não bộ. Đến khi sự việc đó ngẫu nhiên lặp lại ngoài đời, bạn sẽ có cảm giác mọi thứ như đã quen thuộc từ trước.

Những yếu tố dẫn đến hiện tượng Deja vu

Các nhà nghiên cứu cũng đã thống kê thấy có một số yếu tố đặc trưng tác động đến sự xuất hiện của trải nghiệm Deja vu như:

  • Tuổi tác: Déjà Vu thường gặp nhiều nhất ở những ở những người trẻ tuổi và ít gặp khi bạn lớn tuổi hơn.
  • Giới tính: Nam giới và phụ nữ dường như có trải nghiệm Déjà Vu với tần suất gần tương đương nhau.
  • Điều kiện sống: Theo một số nghiên cứu, Déjà Vu phổ biến hơn ở những người có mức sống tốt hơn hay trình độ học vấn cao hơn.
  • Tần suất đi du lịch: Những ai hay đi du lịch cũng sẽ có nhiều khả năng trải nghiệm Déjà Vu thường xuyên.
  • Tình trạng căng thẳng: Nhiều kết quả cũng đã chứng minh rằng Déjà vu phổ biến hơn khi bạn ở vào trạng thái mệt mỏi hoặc căng thẳng.
  • Thuốc điều trị: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2001 phát hiện trường hợp một người đàn ông 39 tuổi khỏe mạnh đã trải nghiệm deja vu thường xuyên khi dùng amantadine và phenylpropanolamine để điều trị cúm.

Bạn nên làm gì khi gặp hiện tượng Deja vu?

Hiện tượng Deja vu rất bình thường và hầu như ai cũng sẽ trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên, nếu vẫn xem đây là một hiện tượng thần bí gây ra cảm giác sợ hãi, lo lắng thì bạn nên áp dụng các lời khuyên sau đây.

1. Giữ bình tĩnh

Cảm giác quen thuộc khi trải nghiệm một sự kiện mà chắc chắn chưa hề xảy ra với bạn trước đây có thể khiến bạn choáng ngợp, lúc này hãy thử:

  • Hít thở sâu: Bạn có thể vượt qua trạng thái sợ hãi bằng cách hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Chỉ bằng cách thực hành hít thở đơn giản, bạn sẽ giải tỏa được tâm trí, lấy sự cân bằng tinh thần nhanh chóng.
  • Tập trung suy nghĩ vào hiện tại: Bạn có thể vượt qua sự khó chịu khi trải qua hiện tượng Deja vu nếu tập trung suy nghĩ vào hiện tại. Hãy nghĩ đến những sự việc bạn đang làm hay uống một chút cà phê để tỉnh táo hơn.
  • Ghi lại nhật ký: Bắt đầu ghi lại những ký ức về trải nghiệm Déjà vu của mình cũng là một gợi ý hay. Theo đó, bạn hãy ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh và cảm giác của bạn (thời gian, ở đâu, việc gì đã xảy ra, ai đã ở đó…).
  • Chia sẻ trải nghiệm của mình: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 65% người trẻ tuổi phải trải qua hiện tượng Déjà vu ít nhất một lần trong đời. Đừng ngại chia sẻ với bạn bè hay gia đình mình để tìm thấy sự đồng cảm vì biết đâu họ cũng đã hoặc đang trải qua cảm giác tương tự như bạn.

2. Chăm sóc cơ thể

Déjà vu có thể được xem là biểu hiện mà cơ thể đang muốn cảnh báo với bạn một vấn đề sức khỏe nào đó. Thế nên bạn hãy thử thực hiện một số thay đổi trong lối sống hàng ngày để lưu ý sự thay đổi.

  • Giảm căng thẳng: Theo như kết quả của nhiều nghiên cứu thì hiện tượng Deja vu diễn ra thường xuyên hơn khi bạn bị căng thẳng. Hãy thử thực hiện một số biện pháp đơn giản như thiền hoặc yoga để giải tỏa áp lực mà bạn đang gặp phải.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Deja vu có thể có mối liên hệ nhất định với tình trạng mất ngủ và mệt mỏi. Do đó, để đối phó với tình trạng này, bạn hãy đảm bảo mình có thời gian nghỉ ngơi hợp lý bằng cách đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Kiểm tra lại các loại thuốc uống: Nhiều nghiên cứu cho thấy có một số loại thuốc nhất định có khả năng làm tăng các hormone như hormone dopamine làm tăng khả năng trải nghiệm Déjà vu. Hãy lưu ý với bác sĩ về tần suất xuất hiện Déjà vu để nhận được những giải pháp điều trị phù hợp hơn.

3. Tận dụng Déjà vu

Nhiều nghiên cứu phát hiện thấy những ai có trải nghiệm Déjà vu có khả năng ghi nhớ tốt hơn những người ít trải qua cảm giác này. Vậy nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng hiện tượng Déjà vu để luyện tập khả năng ghi nhớ của mình.

Bạn hãy thử ghi nhớ các sự kiện hay ký ức diễn ra từ những sự kiện hàng ngày. Tập trung đến các chi tiết trong cuộc sống thường ngày như để ý đến hương thơm, hình dạng, mùi vị, âm thanh hay cảm xúc có thể giúp cải thiện trí nhớ. Ví dụ như khi đi bơi, hãy chú ý đến cảm giác thư giãn khi hòa mình vào dòng nước mát lạnh hay bạn đã có câu chuyện gì thú vị ở hồ bơi chẳng hạn.

Déjà vu đã được nghiên cứu từ rất lâu và mặc dù giới khoa học đã đưa ra nhiều lời giải thích nhưng tất cả vẫn còn dừng lại ở những giả thuyết khá mơ hồ. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy Déjà Vu gây hại cho sức khỏe của bạn. Vậy nên tại sao bạn lại không yên tâm khi trải qua cảm giác lạ kỳ này hay thậm chí tận dụng Deja vu để tăng cường trí nhớ!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 bài tập 1 phút giảm đau lưng nhanh chóng

(60)
Chúng tôi giới thiệu cho bạn danh sách với những bài tập 1 phút giảm đau lưng, giúp tăng cường cơ lưng và ngăn ngừa những cơn đau sắp tới. Và ưu điểm là ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn những điều thú vị về vết bầm thâm tím

(77)
Hầu hết nhiều người chỉ biết vết bầm xuất hiện khi bạn va chạm hay té ngã. Tuy nhiên, còn nhiều điều thú vị xoay quanh vết bầm tím mà bạn có thể sẽ ... [xem thêm]

Bạn có phải là người nghiện công việc?

(15)
Có khi nào bạn say mê làm việc đến mức chẳng nhận ra là đã sắp hết một ngày mà mình vẫn còn ngồi bên chiếc laptop? Đó có thể là dấu hiệu cho thấy ... [xem thêm]

9 lợi ích của hạt phỉ khiến bạn mê ngay thực phẩm này!

(51)
Lợi ích của hạt phỉ mang lại không chỉ riêng về giá trị dinh dưỡng mà còn là khả năng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh mãn tính.Các bác sĩ vẫn ... [xem thêm]

Đi tìm cách điều trị sốt rét hiệu quả

(16)
Sốt rét do ký sinh trùng gây ra. Bệnh được xem là sát thủ thầm lặng đối với người dân sinh sống tại các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới và ... [xem thêm]

Những biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

(26)
Bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) thường gặp rất nhiều biến chứng. Nguyên nhân là do những người bị đột quỵ thường mắc các bệnh như tăng ... [xem thêm]

Dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân nhiễm HIV

(67)
Trầm cảm có thể khiến cho người bệnh nhiễm HIV không tuân theo việc điều trị, bỏ lỡ các buổi tái khám hay quên uống thuốc, tăng nguy cơ có ý nghĩ thực ... [xem thêm]

Bệnh zona ở trẻ em có đáng sợ không?

(28)
Bạn thấy con có các mụn nước mọc thành chùm trên người? Đây có thể là dấu hiệu bệnh zona ở trẻ em. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN