Thai nhi 2 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.69) - 29 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi

Thai nhi 2 tuần phát triển như thế nào?

Như đã giải thích ở tuần một, tuần này bé con của mẹ vẫn chưa hình thành. Hãy bình tĩnh vì trứng sẽ thụ tinh vào gần cuối tuần thứ hai của thai kỳ, vậy nên đây chính là thời điểm thích hợp nhất để mẹ lên kế hoạch mang thai cho chính mình.

Mẹ hẳn sẽ băn khoăn bé là nam hay nữ? Thực chất giới tính của bé được xác định rất sớm ngay tại thời điểm thụ tinh. Trong số 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật liệu di truyền, chỉ có hai nhiễm sắc thể – một từ tinh trùng và một từ trứng sẽ quyết định giới tính của bé. Ta gọi chúng là các nhiễm sắc thể giới tính.

Mỗi trứng chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X; trong khi đó, mỗi tinh trùng lại có thể có một nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Nếu tinh trùng thụ tinh với trứng có một nhiễm sắc thể X, con mẹ sẽ là con gái (mang nhiễm sắc thể giới tính XX); và ngược lại, nếu tinh trùng thụ tinh với trứng có một nhiễm sắc thể Y, con mẹ sẽ là con trai (mang nhiễm sắc thể giới tính XY).

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 2

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Cơ thể mẹ lúc này đã sẵn sàng rụng trứng để thụ tinh. Mẹ nên xác định ngày rụng trứng để biết được thời điểm tối ưu nhất cho việc thụ thai.

Khi quan hệ, tinh trùng sẽ đi vào cơ thể và hướng về phía trứng đang chờ thụ tinh. Chỉ một tinh trùng duy nhất mới có thể tiếp cận và thâm nhập được vào trứng để thụ tinh. Khi quá trình này xảy ra, trứng được thụ tinh sẽ cấy lên thành tử cung. Thành tử cung của mẹ sẽ dày lên và sẵn sàng để bắt đầu nuôi dưỡng em bé 2 tuần tuổi. Mẹ sẽ không biết liệu mình có mang thai hay không cho tới tận vài tuần sau đó.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Các dấu hiệu mang thai của những người mẹ sẽ không giống nhau, vậy nên mẹ có thể bị ốm nghén hoặc không. Cách tốt nhất để biết liệu mẹ có thai hay chưa là xem chu kỳ kinh nguyệt của mẹ có đến hay không. Nếu mẹ không còn kinh nguyệt, hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kĩ càng hơn.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 2 tuần

Mẹ nên trao đổi những gì với bác sĩ?

Mẹ nên trình bày với bác sĩ rằng mình đang cố gắng thụ thai. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát cho mẹ và xem xét sự hình thành của thai nhi. Trong khi được khám sức khỏe trước khi mang thai, mẹ nên báo cho bác sĩ biết mình có đang bị bệnh hay uống thuốc gì không. Điều này sẽ giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn khi bắt đầu thụ thai.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ cần đi khám sức khỏe tổng quát trong thời gian này để đảm bảo cơ thể mình có thể thụ thai và mang thai. Mẹ có thể sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau:

1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ giúp phát hiện ra các bệnh lây lan qua đường tình dục và kháng thể cho các bệnh truyền nhiễm như rubella hay thủy đậu, từ đó xác định phương pháp điều trị hay tiêm chủng cần thiết trước khi mang thai.

2. Phết tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap)

Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra bất cứ trở ngại nào có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của mẹ.

3. Xét nghiệm di truyền

Xét nghiệm này sẽ giúp mẹ phát hiện ra các chứng bệnh di truyền có thể lây từ mẹ sang bé, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh thiếu máu vùng biển và bệnh Tay Sachs.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 2

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Trước khi tin vui đến, hãy thật thận trọng với những yếu tố có thể gây hại cho cả mẹ và bé con 2 tuần tuổi có thể đang tồn tại trong mẹ. Sau đây là một trong những điều mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai kỳ sau này.

1. Thuốc giảm đau

Mẹ sẽ làm gì khi bị đau nửa đầu? Hẳn là mẹ sẽ uống Efferalgan có chứa Codeine® – một loại paracetamol có chứa Codeine®. Hãy nhớ lại nào! Mẹ có thể đang mang thai đấy! Hầu hết các thuốc giảm đau đều không hề an toàn cho thai kỳ và có thể lưu lại tận vài ngày trong cơ thể. Những thành phần trong các loại thuốc trên có thể gây hại cho sự phát triển của bé và giảm khả năng thụ thai của mẹ. Tốt nhất, hãy xin ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào trong khoảng thời gian quan trọng này.

2. Rượu, ma túy và các sản phẩm thuốc lá

Thời điểm mang thai chính là lúc mẹ nên tránh uống rượu, sử dụng ma túy và các sản phẩm thuốc lá. Những chất này có thể gây hại cho khả năng sinh sản của mẹ, gia tăng nguy cơ sẩy thai và gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Một vài khuyết tật thường gặp là hội chứng thai nhi nhiễm độc rượu, các vấn đề hô hấp, nhẹ cân khi sinh. Hãy đi khám và hỏi xin ý kiến của bác sĩ khi mẹ có bất cứ băn khoăn thắc mắc hay gặp phải bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đến từ việc uống sữa dê

(38)
Sữa dê là loại thức uống vô cùng giàu khoáng chất, vitamin và đặc biệt tốt cho những người thiếu hụt canxi.Sữa bò là một trong những loại thức uống ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động: ăn gì và tránh gì?

(70)
Có phải những gì trẻ ăn giúp tăng cường chú ý, tập trung hoặc có thể hỗ trợ điều trị chứng hiếu động thái quá không? Không có bằng chứng khoa học rõ ... [xem thêm]

6 sai lầm về mụn

(43)
Mụn trứng cá là những nốt sưng tấy nhỏ nổi lên trên da do những thay đổi diễn ra trong cơ thể khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì.Lần đầu tiên nhận ra ... [xem thêm]

Những tác nhân gây tổn hại gan mà bạn không ngờ tới

(37)
Bảo vệ gan khỏi những tổn hại do rượu bia là điều thiết yếu, đặc biệt đối với nam giới uống rượu bia thường xuyên. Thế nhưng, làm sao để duy trì ... [xem thêm]

3 loại vitamin của nước ép cà chua tốt cho sức khỏe

(66)
Nước ép cà chua chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta. Ngoài mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, vitamin của nước ép cà chua còn rất cần thiết cho cơ thể. Theo trang ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch chân: 10 lời đồn cần được làm sáng tỏ

(90)
Suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là giãn tĩnh mạch chân, thường thấy ở người lớn tuổi. Song bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa, nhiều bạn trẻ ở độ ... [xem thêm]

Mất thính lực ở trẻ em: Phân loại và cách điều trị

(32)
Đa số các trường hợp mất thính lực ở trẻ em đều có thể phòng ngừa được. Những phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp các bé phục hồi suy giảm ... [xem thêm]

Hội chứng buồng trứng đa nang

(54)
Tìm hiểu chungHội chứng buồng trứng đa nang là bệnh gì?Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn hoóc -môn. Trong buồng trứng của phụ nữ bị bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN