Thai nhi 16 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.53) - 10 đánh giá

Khi thai nhi đạt mốc 16 tuần tuổi, bạn sẽ thấy bụng của mình hơi nhô lên một chút. Bên cạnh đó, bé yêu cũng đang phát triển dần dần.

Nếu bạn đang thắc mắc liệu thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào cũng như mẹ bầu cần lưu ý điều gì thì hãy cũng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào?

Một số cột mốc mà thai 16 tuần tuổi đạt được là:

Cân nặng của thai 16 tuần tuổi

Thai 16 tuần tuổi có kích thước của một quả bơ, nặng khoảng 100g và dài khoảng 12cm tính từ đầu đến chân.

Nhịp tim thai nhi 16 tuần tuổi

Tim của thiên thần nhỏ đập khoảng 150 đến 180 lần mỗi phút và bơm khoảng 24 lít máu mỗi ngày.

Sự phát triển của mắt

Trong tuần này, mắt của bé yêu có thể cử động nhẹ nhàng sang 2 bên. Con yêu cũng dần trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt dù mắt vẫn còn nhắm.

Da vẫn còn trong suốt

Làn da thai nhi 16 tuần tuổi gần như trong mờ, vì vậy trong lúc siêu âm, bạn có cơ hội thấy các mạch máu của em bé dưới lớp da mỏng đó.

Nụ vị giác

Khi bước vào giai đoạn thai 16 tuần tuổi, nụ vị giác của con bắt đầu được phát triển và hoạt động. Vì vậy, thiên thần nhỏ có thể nếm nước ối khi chúng vô tình lọt vào miệng. Thêm vào đó, hương vị của nước ối còn đến từ chế độ ăn uống của mẹ bầu, nên giờ đây em bé có thể bắt đầu phát triển sở thích về mùi vị khi còn trong bụng mẹ.

Thai nhi 16 tuần tuổi làm được gì?

Khi mẹ cảm thấy chộn rộn trong bụng, đó có thể là lúc bé đang đá vào thành bụng của bạn đấy. Hầu hết các bà mẹ sẽ trải qua cột mốc này vào giữa tuần thứ 16 và tuần thai 20. Những cú đá đầu tiên của bé thường rất nhẹ và mẹ có thể nhầm chúng với chứng nào đó gây bất ổn trong đường tiêu hóa hoặc khó tiêu.

Bé bắt đầu cảm nhận được âm thanh

Các xương nhỏ trong tai bắt đầu nằm đúng chỗ, giúp thai 16 tuần tuổi có thể bắt đầu cảm nhận được âm thanh, giọng nói của mẹ bầu. Trên thực tế, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những em bé được nghe đi nghe lại một bài hát khi còn trong bụng mẹ sẽ nhận ra cùng một giai điệu khi bài hát đó được cất lên cho con nghe sau khi bé chào đời. Vì thế, hãy lưu ý đến những bài hát ru của mình bạn nhé.

Cơ thể mẹ bầu mang thai tuần 16 tuổi thay đổi như thế nào?

Một số tình trạng mà bạn có thể gặp phải khi mang thai tuần 16 là:

Khó thở khi mang thai

Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy hơi khó thở một chút. Đừng lo lắng! Khó thở là một hiện tượng hết sức bình thường và rất nhiều phụ nữ mang thai tuần 16 trải qua điều này vào tam cá nguyệt thứ hai trong quá trình phát triển của thai nhi.

Thủ phạm đáng ghét chính là hormone mang thai trong cơ thể của mẹ. Các hormone này kích thích trung tâm hô hấp, khiến cho tần số và độ sâu hơi thở của mẹ đều tăng lên. Hậu quả là mẹ có thể cảm thấy khó thở sau khi làm những việc cực kỳ nhẹ nhàng như đi tắm. Hormone thai kỳ cũng làm cho các mao mạch trong cơ thể, bao gồm cả đường hô hấp, trở nên sưng phồng; làm giãn các cơ bắp của phổi và khí quản, từ đó khiến mẹ thở khó nhọc hơn.

Một nguyên nhân khác của hiện tượng khó thở trong thai kỳ là khi thai trở nên to hơn, tử cung sẽ đẩy mạnh vào cơ hoành và chen chỗ với phổi, do đó mà phổi của mẹ sẽ khó có thể mở rộng hoàn toàn khi hít thở.

Đau lưng

Đau lưng cũng là một tác dụng phụ khác của hormone thai kỳ. Để giảm đau lưng, mẹ bầu hãy dành thời gian cho các bài tập thể dục kéo giãn, không ngồi hoặc đứng quá lâu nhằm hạn chế các cơn đau xuất hiện.

Ngực căng hơn

Hiện tại, ngực của bạn có thể đã tăng lên đến một vài size và sẽ bắt đầu sẵn sàng cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi bé ra đời.

Táo bón khi mang thai

Táo bón là tình trạng mà mẹ bầu rất dễ gặp phải. Nguyên nhân đến từ việc tử cung của bạn bắt đầu chèn ép lên ruột. Để cải thiện táo bón khi mang thai, hãy cố gắng uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

Đái tháo đường thai kỳ

Nếu mẹ đi khám thai định kỳ và bác sĩ phát hiện ra là có đường trong nước tiểu của mẹ, đừng quá lo lắng! Cơ thể của mẹ có thể chỉ đang làm những điều cần thiết để đảm bảo rằng thai nhi 16 tuần tuổi nhận đủ lượng đường glucose bởi bé phụ thuộc hoàn toàn vào bạn để có được những chất dinh dưỡng cần thiết.

Vì vậy, hormone insulin sẽ điều chỉnh mức độ đường trong máu và đảm bảo rằng cơ thể mẹ nạp đủ lượng đường cần cho các tế vào trong cơ thể. Đôi khi các phản ứng kháng insulin mạnh đến nỗi lượng đường trong máu mẹ sẽ nhiều hơn mức cần thiết, lượng đường dư thừa sau đó sẽ được đổ vào nước tiểu và thải ra ngoài.

Đó chính là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên rất phổ biến, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ – khi những phản ứng kháng insulin của cơ thể mẹ trở nên mạnh mẽ hơn. Tốt nhất mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ và xin được tư vấn để có thể trang bị cho mình một lượng kiến thức đầy đủ về bệnh này.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Giữa tuần 16 và 18 của thai kỳ, bác sĩ có thể cho mẹ thực hiện xét nghiệm để đo mức alpha-fetoprotein (AFP – một protein được sản xuất bởi bào thai) và hormone thai kỳ hCG, estriol trong máu của người mẹ. Đồng thời, bác sĩ cũng đo mức độ của một chất bổ sung được gọi là inhibin-A trong cơ thể mẹ.

Nếu mẹ đã được xét nghiệm máu hoặc siêu âm trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, kết quả của hai xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm tích hợp. Mẹ sẽ biết liệu bé con của mình có nguy cơ mắc phải các khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống hoặc bị nhiễm sắc thể bất thường, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.

Hãy yên tâm rằng kết quả bất thường không nhất thiết đồng nghĩa với việc con mẹ có vấn đề. Tuy nhiên, sau đó mẹ sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm chuyên sâu hơn để bảo đảm tình trạng sức khỏe của chính mình. Hãy trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu về những rủi ro và lợi thế của các xét nghiệm này nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn nên làm gì để tránh bị say nắng?

(36)
Mùa hè là dịp lý tưởng để bạn tận hưởng những chuyến du lịch, song đây cũng là thời điểm bạn có nguy cơ bị say nắng cao nhất trong năm. Thậm chí, bạn ... [xem thêm]

10 công thức dưỡng da bằng mặt nạ sô-cô-la đen

(21)
Sô-cô-la đen có tỷ lệ cacao nguyên chất từ 70% trở lên không những rất tốt đối với sức khỏe con người mà còn là thánh phẩm giúp dưỡng da trẻ đẹp. ... [xem thêm]

Thế nào là tình trạng thờ ơ nửa thân người ở bệnh đột quỵ?

(68)
Tình trạng thờ ơ nửa thân là gì?Một cơn đột quỵ có thể để lại những biến chứng ngắn hạn cũng như dài hạn. Một trong những triệu chứng khá khó ... [xem thêm]

Tập luyện thể lực ở trẻ nhỏ: Có thực sự an toàn?

(78)
Hiện nay, có nhiều cô gái mong muốn có được một cơ thể chuẩn, các chàng trai lại ước ao có được thân hình 6 múi, vậy nên phép màu giúp họ hiện thực ... [xem thêm]

Tinh dầu quế có gì mà lại được ưa chuộng đến thế?

(84)
Tinh dầu quế vốn rất nổi tiếng bởi có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe đồng thời cách làm cũng không hề phức tạp chút nào cả.Quế có ... [xem thêm]

Mộng du ở trẻ em không thể xem là chuyện đùa

(45)
Có khoảng 30% trẻ bị mộng du ít nhất một lần trong đời. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ. Khi không điều trị, mộng du ở trẻ em có thể gây ... [xem thêm]

Tập thể dục có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm gan

(70)
Gan vừa là kho dự trữ nhiều chất vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Nếu bạn thấy gần đây cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, hay nổi ... [xem thêm]

Nghỉ ngơi mà vẫn mệt – Có phải bạn đang bị bệnh?

(90)
Bạn có thấy mình hay bỏ bữa sáng, ăn trưa qua loa hay đã sắp đến giờ đi ngủ mà lại chẳng thiết tha gì với đĩa thức ăn từ giờ cơm chiều? Đó có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN