Mộng du ở trẻ em không thể xem là chuyện đùa

(4.36) - 45 đánh giá

Có khoảng 30% trẻ bị mộng du ít nhất một lần trong đời. Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến trẻ. Khi không điều trị, mộng du ở trẻ em có thể gây nguy hiểm.

Mộng du là một rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở trẻ em và người lớn, đặc biệt là trẻ em tiểu đêm. Hầu hết trẻ nhỏ dễ bị mộng du hơn so với lứa tuổi thiếu niên. Khi bị mộng du, trẻ đi bộ và thực hiện các hành động lạ lùng như ngồi ở đầu giường và nhìn chằm chằm hay sử dụng các thiết bị điện, lái xe ô tô và lang thang ngoài đường.

Mộng du thường xảy ra trong giai đoạn pha ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh). Những người mộng du không biết về những gì đang xảy ra và không thể nhớ lại hành động mình đã làm sau khi thức dậy.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh

Một lần mộng du có thể kéo dài từ vài phút đến một giờ. Trẻ mộng du thường không có biểu hiện cảm xúc, nhưng hành vi là có mục đích. Hầu hết mộng du diễn ra 1 – 2 giờ sau khi trẻ đã ngủ. Các triệu chứng phổ biến của mộng du ở trẻ bao gồm:

  • Đi bộ và thực hiện các nhiệm vụ trong giấc ngủ sâu, trẻ có thể ăn, mặc quần áo…
  • Nói chuyện hay lẩm bẩm trong giấc ngủ
  • Các chuyển động lặp đi lặp lại như đi trong vòng tròn, mở cửa và đóng cửa, nói những điều tương tự nhiều lần
  • Ít hoặc không nhớ những gì trẻ đã làm
  • Các hành vi không thích hợp như tiểu tiện tại bất cứ nơi nào đang đứng
  • Hành vi bạo lực
  • La hét là một triệu chứng phổ biến khi mộng du xảy ra cùng với nỗi sợ hãi ban đêm
  • Không trả lời khi người khác hỏi, không biết đến sự hiện diện của những người khác trong phòng
  • Các cử động vụng về
  • Đôi khi, trẻ đi lang thang vào khu vực không an toàn khi đang mộng du, điều này gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây mộng du ở trẻ em

Mộng du mãn tính có thể xảy ra do một trong những lý do sau đây:

  • Thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất của mộng du ở trẻ em
  • Thói quen ngủ bất thường, thay đổi giờ đi ngủ, quấy rầy giấc ngủ
  • Bệnh hoặc sốt
  • Sự căng thẳng hay lo âu cũng có thể gây mộng du và rối loạn về đêm
  • Mắc một bệnh lý cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, ví dụ, trẻ em có hội chứng ngưng thở khi ngủ, động kinh và hội chứng chân không yên (RLS) dễ bị mộng du hơn
  • Bàng quang căng quá mức có thể gây mộng du và đi tiểu ở những nơi không phù hợp
  • Nỗi sợ hãi ban đêm có thể dẫn đến mộng du
  • Mộng du cũng có thể di truyền
  • Ngoài ra, thuốc an thần, chấn thương đầu và đau nửa đầu đôi khi cũng có thể gây ra mộng du.

Chẩn đoán bệnh thế nào?

Chẩn đoán mộng du dựa trên sự xác nhận của bố mẹ trẻ bị mộng du. Bác sĩ sẽ thu thập thông tin xung quanh thói quen đi ngủ, ăn đêm và tiền sử bệnh của trẻ để có một cái nhìn tổng quan nhất. Muốn xác định nguyên nhân gây mộng du, trẻ có thể làm xét nghiệm sinh lý và tâm lý.

Nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh gì đó gây mộng du, bác sĩ có thể khuyên bạn nên cho trẻ làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh của bé. Nếu đến khám tại một chuyên gia giấc ngủ, bạn có thể được yêu cầu ghi lại nhật ký về giấc ngủ của trẻ để theo dõi và đánh giá.

Cách điều trị có phức tạp không?

Mộng du ở người lớn thường được điều trị bằng cách thôi miên, tỷ lệ thành công khá cao. Phương pháp trị liệu bằng thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc thôi miên, thuốc an thần cũng hữu ích cho người lớn bị mộng du. Tuy nhiên, không có một phương pháp đặc biệt để điều trị mộng du ở trẻ em.

Trẻ em có xu hướng dễ bị mộng du, chuyên gia giấc ngủ có thể tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ của trẻ và thói quen đi ngủ. Điều này giúp giảm số lần mộng du và cuối cùng trẻ sẽ hết mộng du. Nếu mộng du do trẻ mắc bệnh nào đó, điều trị căn bệnh này là cần thiết.

Làm gì khi trẻ đang mộng du?

Nếu nhận thấy con bị mộng du, bạn không nên cố gắng đánh thức trẻ vì khi thức dậy trong trạng thái mộng du sẽ khiến trẻ bối rối, sợ hãi hoặc thậm chí cáu gắt. Vậy bạn làm gì khi thấy trẻ đang mộng du?

  • Đừng hoảng sợ
  • Nhẹ nhàng hướng dẫn con quay lại giường và ở bên con cho đến khi trẻ ngủ một cách an toàn
  • An ủi trẻ, chẳng hạn như: “Con an toàn rồi, cùng quay lại giường và ngủ thoải mái nào”. Hãy nói với trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng nhất có thể
  • Không hét lên hay nói chuyện bằng giọng quá lớn, có thể làm trẻ giật mình và có cảm giác lo sợ
  • Không nên cố gắng kiềm chế bằng cách giữ trẻ lại hay trói chân tay… vì việc làm này có thể đe dọa và khiến trẻ trở nên bạo lực để tự vệ (đặc biệt là nếu trẻ mắc chứng nỗi sợ hãi ban đêm).

Bạn không thể ở cạnh con mãi mà cũng cần ngủ. Vì vậy, sau đây là một số cách bạn có thể giữ an toàn cho bé.

  • Loại bỏ bất kỳ vật nào có cạnh sắc hoặc bể nước trong phòng của con
  • Loại bỏ bất cứ thứ gì có thể khiến trẻ vấp ngã và té
  • Đặt một song chắn trong phòng hoặc những nơi nguy hiểm như cầu thang
  • Khóa cửa sổ trong phòng của trẻ. Ngoài ra, khóa cửa nếu bạn đang ngủ ở cùng phòng.
  • Quan trọng nhất, đừng để trẻ ngủ trên giường tầng, vì trẻ có khả năng bị rơi khỏi giường.

Có cách để ngăn chặn mộng du ở trẻ em không?

Dưới đây là một vài lời khuyên có thể có ích cho bạn:

  • Tạo ra một giờ đi ngủ cố định cho trẻ, dù là một ngày trong tuần, ngày nghỉ cuối tuần hoặc kỳ nghỉ cũng ngủ vào giờ đó.
  • Tạo một thói quen thư giãn vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ như tắm nước ấm, đọc sách có nội dung nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc thư giãn.
  • Tạo ra một môi trường thoải mái và nhẹ nhàng cho trẻ. Giữ phòng tối, đèn ngủ sáng vừa phải và loại bỏ bất kỳ âm thanh ồn ào khiến trẻ dễ tỉnh giấc.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong phòng của con vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Giới hạn số lượng nước hay các chất lỏng khác trẻ uống trước khi đi ngủ. Ngoài ra, đảm bảo rằng trẻ đã đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
  • Không nên cho trẻ uống bất kỳ loại nước uống có đường hoặc caffeine.
  • Một số chuyên gia giấc ngủ khuyên bạn đánh thức bé dậy ít nhất là 15 – 20 phút trước thời điểm mà mộng du thường xảy ra. Bạn có thể dùng đồng hồ báo thức để đánh thức con dậy.
  • Bạn cũng có thể cho trẻ thử ngồi thiền và các phương pháp giảm stress khác để ngăn chặn mộng du. Nếu bất cứ điều gì đặc biệt có thể gây mộng du, hãy cố gắng để ngăn ngừa hoặc tránh chúng. Nói chuyện với chuyên gia giấc ngủ nếu bạn có nhiều mối quan tâm hoặc nghi ngờ về vấn đề này.

Mẹo chăm sóc trẻ mộng du

Một vài thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu khả năng bị mộng du ở trẻ em.

  • Dinh dưỡng tốt sẽ giúp duy trì cân nặng và cơ thể khỏe mạnh, giúp ngủ ngon. Nếu bị béo phì hoặc thừa cân, trẻ có thể sẽ khó ngủ.
  • Một người mệt mỏi thường “ngủ như chết”. Do đó, thường xuyên tập thể dục là cách tốt nhất để cơ thể vận động và có một giấc ngủ sâu, nên phòng mộng du. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc làm việc nhà có thể giúp trẻ giảm khả năng bị mộng du.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc. Điều này có thể giúp giảm thiểu mộng du. Bạn hãy để ý đến những thứ có thể khiến trẻ ngủ không ngon. Trẻ đang căng thẳng? Trẻ đang buồn ngủ hoặc ủ rũ?
  • Tránh kích thích thị giác hoặc thính giác vì có thể kích hoạt các cơn ác mộng và bị mộng du.
  • Giảm thời gian ngủ trưa.
  • Sử dụng các loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc, sáp thơm trong bồn tắm cũng có thể giúp trẻ ngủ tốt hơn.
  • Tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm giúp con ngủ tốt hơn và có thể ngăn cản bị mộng du.

Và cuối cùng, mộng du không phải chuyện đùa! Thấy một đứa trẻ đang ngủ mà ngồi dậy đi bộ và làm những điều ngớ ngẩn, bạn có thể cho là bình thường, buồn cười. Tuy nhiên, mộng du không hề đơn giản và có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm khi đang mộng du.

Mộng du ở trẻ em có thể không phải một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng để ngăn ngừa và điều trị, cần thực sự nghiêm túc. Nếu bạn nhìn thấy các dấu hiệu mộng du ở trẻ, hãy đưa trẻ đi khám để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rong biển: Nguồn dinh dưỡng từ đại dương

(73)
Rong biển là một nguyên liệu không thể thiếu trong sushi, kimbap, cơm chiên kim chi hay các món canh Hàn Quốc. Nguồn dinh dưỡng từ đại dương này không những tốt ... [xem thêm]

Tiểu đường loại 2 ảnh hưởng tới cân nặng thế nào?

(15)
Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường cảm thấy khó khăn khi kiểm soát cân nặng. Tình trạng thừa cân hay béo phì lại khiến bệnh nghiêm trọng hơn.Bạn ... [xem thêm]

Yếu sinh lý, chậm có con vì các thói quen khó bỏ

(74)
Yếu sinh lý dường như là nỗi băn khoăn lớn nhất của đàn ông trưởng thành, nhất là với người đã lập gia đình và sớm muốn có con. Phụ nữ mang thai ... [xem thêm]

Bé bắt đầu tập bò: Cột mốc phát triển của con

(12)
Con sẽ bắt đầu tập bò trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi. Vào thời điểm con được một tuổi, bé sẽ bò nhiều hơn, có trẻ còn có thể tập đi và bắt ... [xem thêm]

11 quan niệm sai lầm và sự thật về hắc lào

(52)
Khi nghe đến bệnh hắc lào, có thể bạn sẽ tưởng tượng ra những viễn cảnh đáng sợ khi bệnh gây ra nhiều triệu chứng trên da. Cũng từ đó, những lầm ... [xem thêm]

Ghi nhanh 13 điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu vào cẩm nang làm mẹ

(16)
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì là điều được quan tâm hàng đầu. Bởi giai đoạn này bé còn quá nhỏ, trong khi cơ thể mẹ vẫn chưa thích ứng ... [xem thêm]

Đồng tính nữ và bệnh lây qua đường tình dục

(21)
Phụ nữ đồng tính (Đồng tính nữ) hoặc lưỡng tính có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STD) không? Câu trả lời là có. Phụ nữ đồng tính hoặc ... [xem thêm]

8 công dụng nổi bật của quả mãng cầu ta (quả na)

(35)
Quả na (ngoài bắc gọi là mãng cầu ta) chứa thành phần phòng ngừa ung thư và là siêu vitamin thiết yếu cho phụ nữ mang thai.Mãng cầu ta hay còn gọi là quả na, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN