Tập luyện thể lực ở trẻ nhỏ: Có thực sự an toàn?

(4.21) - 78 đánh giá

Hiện nay, có nhiều cô gái mong muốn có được một cơ thể chuẩn, các chàng trai lại ước ao có được thân hình 6 múi, vậy nên phép màu giúp họ hiện thực hóa mong muốn ấy chính là tập luyện thể hình hay tập luyện thể lực. Tuy nhiên, không chỉ người lớn mà trẻ con cũng tập luyện thể hình. Nhiều bố mẹ hứng thú cho con mình đi theo hình thức này để mong trẻ có được một vóc dáng thon gọn. Liệu sự lựa chọn này của bố mẹ đã thực sự chính xác?

Bố mẹ biết gì về tập luyện thể lực?

Theo Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP), tập luyện thể lực – bao gồm nâng tạ tự do, sử dụng máy tập thể hình hoặc đơn giản là tập các bài tập thể dục sử dụng các dây kéo dãn hay bài tập đối kháng có hỗ trợ. Trẻ tập luyện thể lực an toàn nếu tuân theo các quy tắc sau:

  • Đủ tuổi để tham gia;
  • Kiểm tra thể lực trước khi bắt đầu tập luyện;
  • Không tập luyện quá sức;
  • Đảm bảo quá trình tập được giám sát bởi huấn luyện viên chuyên nghiệp, diễn ra an toàn và tập đúng cách.

Bé bao nhiêu tuổi thì có thể bắt đầu tập luyện được?

Câu trả lời là khoảng 7 đến 8 tuổi, đây là lứa tuổi mà bé đã có thể giữ thăng bằng tốt và kiểm soát tốt các tư thế của cơ thể.

Tuổi của bé ảnh hưởng rất nhiều đến trọng lượng của tạ dùng để tập luyện, nếu bé còn nhỏ tuổi, con nên chọn loại tạ gọn nhẹ và tập các bài tập có tính lặp lại. Dù vậy, trẻ ở độ tuổi này không cần thiết phải tập thể lực nếu như bé có lịch vận động thể chất phù hợp.

Tuy nhiên, bố mẹ để con tập luyện tự do (không dùng dụng cụ hỗ trợ) tốt hơn so với dùng máy móc, những loại máy được thiết kế cho người lớn.

Tập luyện thể lực có lợi ích gì cho bé?

Tập luyện thể lực có thể giúp:

  • Tăng sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng của bé;
  • Giúp bảo vệ cơ bắp và khớp của bé khỏi những sang chấn thể thao;
  • Tăng khả năng của bé trong hầu hết các môn thể thao, từ khiêu vũ, trượt băng nghệ thuật cho đến bóng đá;
  • Phát triển những kỹ năng cá nhân có lợi cho bé về sau;

Bố mẹ cần lưu ý rằng tập luyện thể lực không chỉ cần thiết với các vận động viên. Nếu bé không thích thể thao, bạn có thể khuyên con những lợi ích của tập luyện thể lực như:

  • Làm chắc xương của bé;
  • Giúp kiểm soát tốt huyết áp và nồng độ cholesterol;
  • Giúp trẻ có được một cân nặng khoẻ mạnh;
  • Cải thiện sự tự tin của bé.

Hướng dẫn trẻ mới bắt đầu tập luyện thể lực đúng cách

Dưới đây là một số hướng dẫn bố mẹ có thể giúp con khi mới bắt đầu:

  • Hãy đơn giản hoá việc tập luyện: Đầu tiên, không nên cho trẻ dùng tạ, không nên tạo kháng lực trong khi tập luyện. Sau đó, hãy gia tăng độ nặng tạ lên 10% sau 8 đến 15 lần tập thử;
  • Tập trung vào kỹ thuật: Tập luyện đúng cách sẽ có hiệu quả hơn so với lặp lại quá nhiều hay dùng kháng lực quá lớn;
  • Hãy đảm bảo an toàn: Luôn có người giám sát quá trình tập luyện của bé. Huấn luyện viên cần phải có chứng chỉ huấn luyện và được đào tạo để tập luyện cho trẻ nhỏ;
  • Đừng nâng tạ quá nhanh hay quá mạnh: Các chuyên gia khuyến cáo không nên nâng tạ quá nhanh hay quá mạnh cho đến khi xương và thể lực của bé phát triển hoàn toàn;
  • Tập luyện các nhóm cơ chính bao gồm cả các cơ vùng bụng;
  • Làm nóng và làm mát cơ thể: Dành ra 10-15 phút để làm nóng cơ thể và 10-15 phút để làm mát cơ thể sau khi tập luyện;
  • Tập luyện thể lực cũng chỉ là 1 phần của thể dục: Đừng quá chú trọng thể dục thẩm mỹ mà hãy luôn khuyên con uống đủ nước và ăn uống đủ dinh dưỡng để cơ có thể phục hồi lại sau một thời gian vận động mạnh nhé.

Tập luyện thể lực có thể góp phần giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh nhưng trẻ sẽ không đạt được hiệu quả nếu như thiếu cả động lực và sự kiên trì. Ở bên con, đồng hành và giúp đỡ con trên chặng đường này sẽ giúp con bạn có thêm quyết tâm để đạt mục đích có được vóc dáng chuẩn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Lợi ích và lưu ý

(81)
Bà bầu có thể uống nước mía khi mang thai mà không gặp phải vấn đề sức khỏe nào nếu bạn thưởng thức với mức độ vừa phải. Khi mẹ bầu đang đau ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn thời điểm vàng để làm “chuyện ấy”

(80)
Khi bắt đầu một mối quan hệ mới, nhiều người đắn đo không biết khi nào nên làm chuyện ấy. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm và tính ... [xem thêm]

8 loại thực phẩm giúp giảm đau nửa đầu mà bạn nên dùng

(34)
Chứng đau nửa đầu cũng giống như một vị khách không mời, thường đến mà không báo trước và cũng khá khó để “tránh mặt”. Ngoài việc dùng thuốc, thay ... [xem thêm]

12 sự thật về đầu nhũ hoa dành cho bạn khám phá

(78)
Đầu nhũ hoa không chỉ là một bộ phận trên cơ thể chúng ta mà còn chứa đựng nhiều thông tin thú vị liên quan đến tình trạng sức khỏe. Đầu nhũ hoa thực ... [xem thêm]

Vì sao sinh con trai đau hơn sinh con gái?

(11)
Bà mẹ nào cũng hạnh phúc khi thấy thiên thần nhỏ chào đời dù đó là bé trai hay bé gái. Cơn đau khi lâm bồn cũng trở thành một kỷ niệm ngọt ngào khi gặp ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân gây đau thượng vị ở bà bầu

(99)
Đau vùng thượng vị ở bà bầu xuất hiện ở giữa khu vực bụng trên và ngay dưới lồng ngực. Cơn đau do khá nhiều nguyên nhân gây ra, từ đơn giản đến ... [xem thêm]

Giảm ngứa cho mẹ bầu mắc bệnh chàm

(80)
Nếu bạn bị bệnh chàm trong giai đoạn mang thai, việc đầu tiên cần làm là tham vấn bác sĩ về những phương pháp điều trị an toàn trong và sau giai đoạn thai ... [xem thêm]

4 nguy cơ có thể gặp phải khi bà bầu ăn thịt xông khói

(41)
Với bà bầu, thịt xông khói không phải là món ăn bị cấm. Tuy nhiên, nếu là người “ghiền” món ăn này, bạn cần phải hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN