Thai nhi 10 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(4.46) - 37 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Tuần thứ 10 của thai kỳ, bé có kích thước cỡ quả quất, nặng khoảng 7g và chiều dài từ đầu đến chân ngắn hơn 2,54 cm. Trong tuần 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé đã được hình thành và bắt đầu hoạt động cùng nhau.

Trong khi những thay đổi bên ngoài diễn ra, chẳng hạn như việc tách các ngón tay, ngón chân và sự biến mất của đuôi, thì sự phát triển bên trong cũng đang bắt đầu: chồi răng của bé con dần hình thành bên trong miệng. Nếu mẹ đang có một cậu bé thì tinh hoàn của bé sẽ bắt đầu sản xuất hormone testosterone của nam giới.

May mắn thay, những dị tật hầu như sẽ không còn cơ hội phát triển sau tuần thai thứ 10 này. Điều này cũng sẽ đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ phôi thai. Nhìn chung, phôi thai bây giờ đã có hình hài con người và bắt đầu vào tuần tới bé sẽ chính thức được coi là một thai nhi.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 10

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Tại lần khám thai tiếp theo, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé với sự trợ giúp của ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm cầm tay đặt trên bụng của mẹ. Nhiều phụ nữ đã chia sẻ rằng khi lần đầu lắng nghe nhịp đập từ trái tim nhỏ bé của con vang lên, họ có cảm giác như cả đàn ngựa đang phi đến, kèm theo đó là cảm giác hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn họ.

Trước khi bước vào tuần thứ 10, tử cung của mẹ sẽ có kích thước của một quả lê nhỏ thì nay nó sẽ to như quả bưởi. Mẹ có thể nghĩ đến việc diện đồ bầu bây giờ. Thậm chí nếu vẫn chưa ở thời điểm cần mặc đồ bầu, bạn sẽ cảm thấy quần áo thường ngày dường như chật chội, không thoải mái và ngực phát triển to ra sẽ làm căng áo ngực. Việc phần bụng của mẹ to ra cũng rất có thể là do tăng cân nhẹ và đầy hơi. Nếu mẹ đang phân vân giữa quần áo thường và quần áo bầu thì quần và váy có chất liệu đàn hồi (hoặc có vòng eo thấp đặt dưới bụng) sẽ là sự lựa chọn mang lại sự thoải mái cần thiết cho mẹ.

Thai 10 tuần tuổi, mẹ cần lưu ý những gì?

Tăng cân trong khi mang thai là một điều đương nhiên, nhưng mẹ nên tăng khoảng bao nhiêu cân thì hợp lý lại là một điều cần suy xét. Cân nặng thai nhi sau 40 tuần phát triển trong bụng mẹ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc mẹ đã tăng thêm bao nhiêu cân khi mang thai.

Bác sĩ sẽ giúp mẹ xác định cân nặng cần tăng phù hợp với mẹ và tình trạng mang thai của mẹ. Nói chung, các đề xuất tăng cân đều dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI trong thời kỳ mang thai của mẹ. Đây là một chỉ số đo mức cân nặng phù hợp của cơ thể tính bằng cách chia trọng lượng tính bằng kg cho bình phương chiều cao tính bằng mét.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 10 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Bác sĩ sẽ cho mẹ biết liệu mẹ có mang song thai hay không bằng cách lắng nghe nhịp tim trong bụng mẹ. Nếu đó là hai nhịp tim riêng biệt thì xin chúc mừng, rất có thể niềm vui của mẹ sẽ nhân đôi! Tuy nhiên, đây không phải là một chẩn đoán chính xác vì nhịp tim của một bào thai duy nhất cũng có thể được nghe thấy tại nhiều địa điểm. Chính vì vậy, song thai thường được chẩn đoán chính xác nhất bằng cách siêu âm sớm. Trong hầu hết các trường hợp (trừ các trường hợp hiếm hoi bào thai bị giấu ẩn sau một bào thai khác mà đầu dò không thể quan sát thấy được), siêu âm sẽ chẩn đoán rất chính xác liệu mẹ có mang đa thai hay không.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ, bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra sau để thăm dò sự phát triển của thai nhi:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài để xem kích thước này tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh tử cung)
  • Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 10

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Quan hệ tình dục

Với những ai sắp được làm mẹ, an toàn trong thai kỳ tuần thứ 10 để mẹ tròn con vuông luôn là vấn đề trọng yếu nhất. Hãy thật thận trọng trong vấn đề sử dụng thuốc, tránh tuyệt đối việc tiêu thụ các loại đồ uống có cồn và hút thuốc lá bởi chúng có thể ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe cả mẹ lẫn thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải lưu ý về việc quan hệ tình dục khi mang thai.

Miễn là thai kỳ của mẹ đang phát triển bình thường, mẹ có thể sinh hoạt tình dục thường xuyên như mong muốn. Điều này tuy an toàn nhưng nếu mẹ phải trải qua những biến động hormone, sự mệt mỏi và buồn nôn, ham muốn gần gũi bạn đời có thể bị giảm đi. Từ tháng thứ sáu trở đi, việc tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh dục và ngực trong cơ thể có thể khơi lại ham muốn của mẹ. Nhưng từ tháng thứ chín trở về sau thì tăng cân, đau lưng và các triệu chứng khác có thể một lần nữa làm giảm sự nhiệt tình của mẹ trong chuyện chăn gối.

Mặc dù hầu hết phụ nữ có thể sinh hoạt tình dục một cách an toàn trong suốt thai kỳ, nhưng tốt nhất là mẹ vẫn nên thận trọng. Bác sĩ có thể khuyên mẹ tránh quan hệ nếu:

  • Mẹ có nguy cơ sinh non
  • Mẹ bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Mẹ đang rò rỉ nước ối
  • Cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở sớm
  • Mẹ được chẩn đoán là bị nhau tiền đạo.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Mạch máu tiền đạo: Biến chứng nguy hiểm mẹ cần cẩn thận

(78)
Mạch máu tiền đạo là biến chứng rất hiếm gặp với tỷ lệ 4/10.000 ca sinh. Đây thật sự là biến chứng rất nguy hiểm, có thể khiến em bé tử vong, do đó ... [xem thêm]

9 lợi ích của hạt phỉ khiến bạn mê ngay thực phẩm này!

(51)
Lợi ích của hạt phỉ mang lại không chỉ riêng về giá trị dinh dưỡng mà còn là khả năng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh mãn tính.Các bác sĩ vẫn ... [xem thêm]

Chẩn đoán tăng huyết áp diễn ra như thế nào?

(29)
Nếu sớm được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn sẽ có cơ hội điều trị kịp thời căn bệnh phổ biến này, đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến chứng nghiêm ... [xem thêm]

Bệnh xốp thận: Đi tìm nguyên nhân và cách điều trị

(34)
Bệnh xốp thận là một dị tật bẩm sinh của các ống dẫn nước tiểu nhỏ bên trong thận. Trong một quả thận bình thường, nước tiểu sau khi được hình ... [xem thêm]

Hạt hồ đào: Dồi dào dưỡng chất cho cơ thể

(97)
Nhiều người thường nhầm lẫn hạt hồ đào là hạt óc chó. Thực chất, hai loại hạt này khá khác nhau và cùng đem đến nhiều lợi ích dinh dưỡng tốt cho ... [xem thêm]

Dấu hiệu viêm phổi: Phòng ngừa ngay từ khi xuất hiện!

(90)
Việc nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi là bước tiến quan trọng có thể giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.Viêm phổi ... [xem thêm]

10 lợi ích sức khỏe của phô mai xanh

(44)
Phô mai xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, protein và phốt pho. Đây là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn có ... [xem thêm]

Cân nhắc trước khi quyết định cho bé cai sữa

(90)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 46, con bạn có thể có khả năng:Biết vỗ tay hay vẫy chào tạm biệt;Bước đi trong khi vịn vào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN