12 sự thật về đầu nhũ hoa dành cho bạn khám phá

(4.46) - 78 đánh giá

Đầu nhũ hoa không chỉ là một bộ phận trên cơ thể chúng ta mà còn chứa đựng nhiều thông tin thú vị liên quan đến tình trạng sức khỏe.

Đầu nhũ hoa thực hiện những lợi ích đầy thiết thực, chẳng hạn như giúp bé bú mẹ, báo hiệu các vấn đề về sức khỏe. Thế nên, bạn đã bao giờ nhìn vào đầu ngực của mình và tự hỏi liệu chúng có bình thường không? Thật ra, bộ phận này có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.

1. Sức khỏe phụ nữ từng được đánh giá qua đầu nhũ hoa

Màu sắc nhũ hoa là một yếu tố chính được các bác sĩ và y tá cân nhắc khi tìm hiểu về sức khỏe của phụ nữ. Năm 1671, nữ hộ sinh người Anh Jane Sharp đã xuất bản một cuốn sách có tên “The Midwives Book or the Whole Art of Midwifry”.

Bà đã miêu tả: “Sức khỏe của nữ giới được xem là bình thường khi đầu nhũ hoa có màu đỏ ở trạng thái bình thường hoặc sau khi giao hợp. Ngoài ra, nhũ hoa chuyển sang màu xanh nếu cho con bú và dần trở nên sậm màu hơn khi về già”.

Rất may mắn, những nhận định này không còn quá phổ biến trong thời điểm hiện tại.

2. Đầu nhũ hoa có đến 8 loại khác nhau

Đầu ti của bạn sẽ rơi vào 8 dạng khác nhau, bao gồm:

  • Phồng lên
  • Hơi nhô ra
  • Bằng phẳng
  • Đầu ti gồ ghề
  • Đầu ti thụt vào
  • Đầu ti nhiều lông
  • Đa đầu nhũ hoa trên cơ thể
  • 1 bên đầu ti thụt vào, bên còn lại nhô lên.
  • 3. Đầu nhũ hoa không phải là toàn bộ quầng vú

    Đầu nhũ hoa nằm ở chính giữa bầu ngực và được liên kết với các tuyến vú, nơi sữa mẹ được sản xuất. Quầng vú là vùng màu đậm hơn và bao quanh núm ti.

    4. Tình trạng núm vú bị thụt là điều bình thường

    Nhũ hoa bị thụt thay vì nhô ra ngoài thực sự không hề ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này. Do đó, bạn không cần phải lo lắng quá nếu như đầu ti của mình khác với mọi người và việc nhũ hoa sẽ “lồi ra” là điều khả thi.

    Núm vú bị thụt có xu hướng biến mất sau khi bạn trải qua quãng thời gian cho con bú và sẽ không can thiệp vào việc bé bú mẹ. Hành động kích thích hoặc nhiệt độ lạnh cũng có thể khiến núm vú nhô ra.

    5. Có thể có 2 đầu ti trên 1 quầng vú

    Nghe qua có vẻ khó tin nhưng đầu nhũ hoa của bạn có thể phân nhánh và chúng vẫn sẽ sản xuất được sữa mẹ như bình thường. Tuy nhiên khi bú, trẻ sơ sinh có thể thấy khó khăn khi phải 1 lúc ngậm cả 2 đầu ti.

    6. Đầu nhũ hoa có thể mọc lông

    Những núm nhỏ xung quanh quầng vú đôi khi là những nang tóc. Chúng hiện diện ở cả nam lẫn nữ. Lông có thể tối màu cũng như xoăn khá nhiều nhưng bạn có thể nhổ, tỉa, wax hoặc cạo chúng mà không gặp quá nhiều khó khăn.

    7. Kích thước trung bình của đầu nhũ hoa bằng một con bọ rùa

    Trong một nghiên cứu năm 2009 trên 300 đầu nhũ hoa và quầng vú của phụ nữ, kết quả cho thấy đường kính trung bình của quầng nhũ hoa rơi vào khoảng 4 cm (nhỏ hơn một chút so với quả bóng golf), đường kính trung bình của đầu ti là 1,3 cm và chiều cao núm vú trung bình ở mức 0,9 cm (kích thước của 1 chú bọ rùa).

    8. Phái đẹp thường bị đau đầu nhũ hoa

    Bạn có thể bị đau nhũ hoa khi chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm hoặc khi cho con bú. Việc các mẹ bỉm sữa cảm thấy khó chịu ở đầu nhũ hoa là điều bình thường bởi nhiều lý do, chẳng hạn như việc con không ngậm ti mẹ đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn quá đau và cũng chẳng rơi vào thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc nội tiết tố có sự thay đổi.

    Bênh cạnh đó, không thể bỏ qua nghi vấn của ung thư vú. Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nếu nhận thấy nhũ hoa tiết dịch hoặc chảy máu.

    9. Đầu ti có thể thay đổi kích cỡ

    Hiện tượng này xảy ra thường xuyên trong thai kỳ. Một nghiên cứu năm 2013 trên 56 phụ nữ mang thai cho thấy đầu ti của họ phát triển cả về chiều dài và chiều rộng. Bên cạnh đó, diện tích quầng vú cũng tăng đáng kể.

    10. Bạn có thể sinh ra mà không có nhũ hoa

    Tình trạng trên được gọi là tật không có đầu ti (athelia). Để điều trị, bác sĩ sẽ tái tạo cho bạn đầu nhũ hoa bằng cách lấy mô từ bụng, lưng hoặc mông.

    11. Bạn có thể sở hữu nhiều đầu ti

    Hiện tượng đa núm ti có tên tiếng Anh là supernumerary nipples. Người ta ước tính rằng cứ 18 người thì sẽ có 1 người mang nhiều đầu ti trên 1 bầu ngực. Thú vị hơn, 1 trường hợp được ghi nhận là sở hữu một núm ti trên bàn chân và bộ phận này có mô mỡ, nang lông và những hạch nhỏ chẳng khác nào đầu ti bình thường!

    12. Xỏ khuyên ở ti mang đến cảm giác tích cực

    Trong một nghiên cứu từ năm 2008 trên 362 người, 94% nam giới và 87% phụ nữ được thăm dò về việc xỏ khuyên ở đầu nhũ hoa cho biết họ cảm thấy hài lòng về quyết định này và muốn được thực hiện lần nữa. Không chỉ vì xỏ khuyên khiến bạn trông thật “oách” ở bề ngoài mà còn đem đến các cảm giác tích cực nhất định, chẳng hạn như dễ đạt được khoái cảm hơn trong chuyện chăn gối.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Xơ vữa động mạch – Nguyên do của các nguy cơ đột quỵ

    (18)
    Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

    Thuốc hạ sốt và những điều bạn cần biết

    (90)
    Khi bị sốt, chúng ta luôn tìm cách làm giảm sốt nhanh chóng và hiệu quả. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ sốt được bán rộng rãi, làm ... [xem thêm]

    “Yêu” ngày đèn đỏ có sao không?

    (78)
    Mọi người thường quan niệm ngày “đèn đỏ” của phụ nữ thường rất “bẩn”. Đó là 1 quan niệm sai lầm, vì máu kinh nguyệt thực chất là sạch sẽ, ... [xem thêm]

    8 điều bạn cần biết về bệnh mụn cóc sinh dục

    (62)
    Mụn cóc sinh dục là bệnh lây qua đường tình dục ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có ... [xem thêm]

    Cách phòng ngừa các chấn thương trong yoga

    (28)
    Yoga có nhiều tác dụng tốt nhưng cũng có thể gây nhiều chấn thương nếu bạn tập sai tư thế hay chọn tư thế quá khó. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể tránh ... [xem thêm]

    Thận trọng những loại thuốc có thể làm hại thận

    (31)
    Một số thuốc có thể làm hại thận, gây suy thận, trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng nhiệt độ cơ thể và suy thoái cơ bắp một cách nguy hiểm. Mỗi loại ... [xem thêm]

    Son dưỡng môi cho trẻ em có thật sự an toàn?

    (67)
    Một số trẻ gặp tình trạng môi khô, nứt, thậm chí là chảy máu. Điều này khiến môi của trẻ bị đau và khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, nhiều bà ... [xem thêm]

    Những điều nên biết về viêm gan E (HEV)

    (80)
    Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 20 triệu người nhiễm bệnh viêm gan E, hơn 3 triệu trường hợp có triệu chứng của bệnh ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN