Tập gym, tập thể dục ngày đèn đỏ: 5 lưu ý cần nắm

(4.36) - 96 đánh giá

Nhiều chị em mỗi khi đến tháng lại bỏ bê tập gym suốt cả tuần liền vì cơ thể mỏi mệt. Điều này không chỉ khiến bạn mất động lực mỗi khi bắt đầu đi tập trở lại mà còn bỏ lỡ nhiều lợi ích sức khỏe khi tập thể dục ngày đèn đỏ đấy.

Đến tháng có nên tập thể dục không? Kiran Gandhi – người phụ nữ đã tiến hành cuộc thử nghiệm trên chính cơ thể của mình bằng cách chạy bộ trong ngày đèn đỏ mà không dùng đến băng vệ sinh. Kết quả, cô đã chạy được khoảng 42 km đường dài.

Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ cảm thấy tốt hơn khi họ vận động trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đang phân vân có nên tập thể dục hay tập gym vào ngày đèn đỏ không thì những thông tin ngay sau đây sẽ hữu ích cho bạn.

1. Tập thể dục ngày đèn đỏ giúp giảm triệu chứng khó chịu

Bạn thường khổ sở vì những triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, dễ nổi nóng trong ngày đèn đỏ? Bạn cho rằng việc tập thể dục ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn mất sức và khiến các triệu chứng tồi tệ hơn?

Đừng lo, hãy đến phòng gym và luyện tập nào. Thực tế, tập thể thao có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu xuất hiện trong ngày đèn đỏ. Theo tiến sĩ, chuyên gia thể thao Stacy Sims (Mỹ), các triệu chứng trong ngày đèn đỏ thuyên giảm tỷ lệ thuận với thời gian luyện tập của bạn.

Cụ thể, tập thể dục ngày đèn đỏ có thể giúp xoa dịu cảm giác đau bụng kinh. Các bài tập còn giúp cơ thể sản sinh endorphin, một loại hormone cảm xúc giúp xua tan đi suy nghĩ đau hay không thoải mái trong cơ thể của bạn. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa cường độ luyện tập cao và sự thuyên giảm các triệu chứng kinh nguyệt thường gặp.

2. Luyện tập trong kỳ kinh giúp cơ thể bạn ấm hơn

Thân nhiệt cơ thể sẽ hạ thấp trong những ngày có kinh. Do đó, khi tập thể dục ngày đèn đỏ, bạn không cần lo lắng về sức nóng tác động đến dây thần kinh và gây các triệu chứng khó chịu. Thân nhiệt lúc này cho phép bạn tận hưởng không khí nóng thật thoải mái đấy. Cơ thể bạn sẽ được giữ ấm và nhẹ nhàng vượt qua những ngày này nhờ tập thể dục đó.

3. Kỳ kinh nguyệt là thời điểm tuyệt vời để tập HIIP

HIIT (High intensity interval training) là bài tập cường độ cao ngắt quãng, nghĩa là sự kết hợp của tập luyện ở cường độ cao cùng với các giai đoạn phục hồi ở cường độ thấp (luyện tập và nghỉ ngơi).

Khi kinh nguyệt bắt đầu, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể hạ thấp. Do đó, cơ thể phụ nữ có thể hấp thu carbohydrate hay glycogen dễ dàng hơn khi lượng estrogen tăng cao. Nói cách khác, sự thay đổi hormone ở kỳ kinh nguyệt giúp cơ thể tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn khi tập các bài tập HIIP.

4. Duy trì sự thoải mái khi tập thể dục ngày đèn đỏ

Đừng để cơn đau thống trị cơ thể trong những ngày đèn đỏ. Hãy chuẩn bị để đối đầu với các triệu chứng đó. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau NSAIDs như naproxen hay ibuprofen trong vòng đến 48 giờ trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Nếu bạn quên thời gian kinh nguyệt của mình, hãy dùng thuốc sau cơn đau đầu tiên nhé.

Nếu bạn không thích dùng băng vệ sinh khi tập thể dục ngày đèn đỏ, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm phụ nữ khác như miếng gạc, quần lót chuyên dụng cho kỳ kinh nguyệt.

5. Bạn có thể nghỉ ngơi nếu quá mệt mỏi

Bạn không cần thúc ép bản thân luyện tập quá nhiều trong những ngày đèn đỏ. Hãy bắt đầu khi cơ thể cảm thấy thoải mái. Bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ và dễ dàng giúp giảm viêm cũng như hạn chế chảy máu quá nhiều. Nếu quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi một hay hai ngày bạn nhé.

Lưu ý cuối cùng, nếu kinh nguyệt không đều hay tắc kinh, hãy đến khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát kinh nguyệt, chẳng hạn như thuốc tránh thai. Ngoài ra, hãy kiểm tra ngay nếu những cơn đau quá nặng hay quá nhiều trong những ngày đèn đỏ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung đấy.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn xóa tan lo ngại có kinh có nên tập thể dục không. Việc tập thể dục vừa sức ngày đèn đỏ sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ. Do đó, bạn nên tranh thủ thời gian vận động mỗi ngày, kể cả trong kỳ kinh nguyệt để cơ thể luôn khỏe mạnh nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm não Nhật Bản: 7 triệu chứng thường gặp và cách phòng tránh đơn giản

(10)
Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lây nhiễm qua đường muỗi chích do virus. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm não virus ở châu Á. Con người nhiễm ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về chiều cao cho trẻ tuổi teen

(61)
Chiều cao không phải là điều cầu được ước thấy. Quá cao hay quá thấp đều có thể khiến trẻ bị mặc cảm. Vì vậy, hãy trang bị các kiến thức cơ bản ... [xem thêm]

7 phương pháp làm đẹp tự nhiên với củ dền

(10)
Củ dền là nguyên liệu mà bạn không nên bỏ qua khi làm đẹp. Dưới dây là 7 cách làm đẹp với củ dền, hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một nét đẹp hồng ... [xem thêm]

Cách xóa nếp nhăn ở từng vị trí giúp bạn trẻ trung hơn

(91)
Bạn có thể xóa nếp nhăn bằng cách kết hợp nhiều cách chăm sóc da như đắp mặt nạ, sử dụng mỹ phẩm, massage thư giãn… Dù bạn đang 20, 30 hay thậm chí ... [xem thêm]

Nhạy cảm thức ăn và dị ứng thức ăn: “Thủ phạm” khiến bạn bị đau bụng sau khi ăn!

(77)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

7 cách làm nước ép bổ dưỡng cực ngon tại nhà

(35)
Bạn thích uống nước ép nhưng cảm thấy không an tâm mỗi khi mua ngoài đường? Thế thì hãy tự tay làm các món nước ép bổ dưỡng tại nhà nhé!Để tăng thêm ... [xem thêm]

Nhiễm độc thủy ngân: Mối hiểm họa khó lường

(13)
Nhiễm độc thủy ngân có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe con người, đặc biệt là ở vùng não, tim mạch và hệ thần kinh. Bạn có ... [xem thêm]

Bộ phận sinh dục nam sẽ thế nào khi già đi?

(76)
Đang ở độ tuổi thanh xuân, bạn có khi nào thắc mắc rằng bộ phận sinh dục của mình sẽ trông như thế nào khi già đi? Bớt lo lắng nhé, không cần đợi già ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN