Tạm biệt nỗi lo bỏng nắng ngày hè chỉ với 2 bí quyết!

(3.6) - 44 đánh giá

Với cái nắng gay gắt của trưa hè, nhiều bạn nữ không thể tự tin diện cho mình những trang phục yêu thích vì e ngại nắng sẽ làm đen da. Hầu hết các bạn nữ đều chọn biện pháp sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài. Vậy bản thân bạn đã biết cách thoa kem chống nắng đúng cách chưa?

Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da bạn khỏi các tia cực tím nguy hiểm (UV) theo hai cách. Một số bảo vệ bạn bằng cách phân tán ánh sáng, phản chiếu chúng ra khỏi cơ thể bạn. Một số khác hấp thụ tia UV trước khi chúng tiếp xúc với làn da.

Không chỉ có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời như bỏng, rát, nám da, ung thư…, thoa kem chống nắng đúng cách còn giúp da bạn chậm lão hóa do hạn chế tiếp xúc với tia cực tím. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng kem chống nắng đúng cách đâu nhé!

Thoa kem chống nắng thế nào là đúng cách?

Tùy theo yêu cầu về thẩm mỹ làm đẹp, bạn nên chọn từng loại kem chống nắng phù hợp khác nhau. Nếu cần trang điểm, bạn nên chọn kem tiệp màu da, tức kem có thành phần hữu cơ. Nếu phải hoạt động ngoài nắng lâu, bạn nên chọn kem có thành phần chất vô cơ để có tác dụng lâu. Với da nhạy cảm, bạn nên chọn loại kem chống nắng có thành phần oxide kẽm hoặc titan, còn da mụn thì chọn sản phẩm dạng xịt.

  • Bạn cần đảm bảo rằng mình đã bôi kem chống nắng cho cả lòng bàn tay, mu bàn chân, lỗ tai và vùng da phía sau cổ. Đối với phụ nữ, kem chống nắng có thể được áp dụng trước lớp trang điểm. Bạn cần đánh một lượng vừa đủ để có thể bảo vệ tối đa làn da của mình.
  • Với kem chống nắng dạng lăn, bạn lăn khoảng từ 2−4 lần khắp làn da; còn với kem chống nắng dạng xịt, giữ cách xa làn da khoảng 3 cm rồi xịt đều cho đến khi làn da bóng lên, sau đó dùng tay thoa để kem phủ đều khắp làn da.
  • Nhớ thoa cả những nơi như tai, bàn chân, cổ… Ngoài ra, đôi môi của bạn cũng có thể bắt nắng. Vì vậy, bạn hãy sử dụng loại son môi chống tia cực tím thường xuyên để bảo vệ chúng khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Về thời gian thoa kem chống nắng, bạn cần lưu ý:

  • Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi mặc quần áo và trước khi đi ra ngoài nắng khoảng 15−30 phút. Tuy nhiên, loại kem chống nắng chứa kẽm oxit cần ít thời gian hơn vì chúng bảo vệ làn da bạn ngay lập tức khi vừa được thoa lên.
  • Hãy thoa lại kem chống nắng mỗi 2 giờ một lần và thường xuyên hơn nếu bạn bị đổ mồ hôi hoặc ở dưới nước. Nếu bạn chơi thể thao hay bơi lội thì cứ cách một tiếng bạn phải bôi lại kem chống nắng một lần. Nhưng bạn nhớ chú ý hạn sử dụng của kem nhé.
  • Thoa kem chống nắng bất cứ khi nào bạn ra ngoài trong ngày và không chỉ thoa kem khi trời nắng nóng. Vào một ngày trời râm mát vẫn có tới 80% các tia tử ngoại nguy hiểm chiếu xuyên qua những đám mây. Và trong mùa đông, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vẫn gây hại cho làn da của bạn.

Chỉ sử dụng kem chống nắng là chưa đủ

Một số người tin rằng chỉ cần sử dụng kem chống nắng là làn da đã được bảo vệ hoàn toàn khỏi các tia độc hại. Nhưng bạn không nên chủ quan vì kem chống nắng không thể làm được điều đó. Bất kể chỉ số SPF cao đến bao nhiêu, kem chống nắng vẫn không thể bảo vệ bạn một cách tuyệt đối. Vì vậy, ngoài việc thoa kem chống nắng mỗi ngày, bạn cần thực hiện một số biện pháp khác như:

  • Ở trong bóng mát bất cứ khi nào có thể;
  • Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng;
  • Tránh ra ngoài khi mức bức xạ UV cao nhất, thường là từ 10 giờ sáng đến 14 giờ.
  • Mang mũ rộng khi ra ngoài nắng;
  • Mặc quần áo bảo hộ chống nắng, có UVP (đánh giá khả năng bảo vệ khỏi tia cực tím) trên nhãn.

Một làn da dù khỏe đẹp đến mấy cũng cần có sự bảo vệ khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài như ánh nắng, khói bụi ô nhiễm… hãy chắc chắn rằng bạn sẽ được bảo vệ đầy đủ khi tiếp xúc với các “hung thần” của làn da. Bảo vệ làn da khỏi các loại tia độc hại là cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bạn. Hãy duy trì thói quen sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để đạt được lợi ích tối đa bạn nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dinh dưỡng cho bệnh nhân nhiễm trùng máu

(58)
Chế độ ăn rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nó cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp bệnh nhân khỏe mạnh và hạn chế các triệu chứng của ... [xem thêm]

Bé nằm sấp khi ngủ có an toàn không?

(63)
Bé cưng của bạn sắp chào đời. Thế nhưng, bạn vẫn chưa biết cách chăm sóc bé, đặc biệt là khi bé ngủ. Bạn bối rối không biết nên để bé nằm sấp hay ... [xem thêm]

Căng thẳng thần kinh

(36)
Tìm hiểu chungCăng thẳng thần kinh là tình trạng gì?Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần ... [xem thêm]

Bạn có biết vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

(99)
Việc ước tính thời gian vi khuẩn Hp sống được bao lâu có thể giúp bạn cải thiện kết quả điều trị cũng như phòng ngừa chủng vi sinh này.Theo thống kê ... [xem thêm]

Ngộ độc thuốc tê

(79)
Tìm hiểu chungNgộ độc thuốc tê là gì?Ngộ độc thuốc tê (local anesthetic systemic toxicity – LAST) là một phản ứng bất lợi nghiêm trọng, có thể gây tử vong. ... [xem thêm]

11 dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

(42)
Nếu bạn nhận ra sớm những dấu hiệu thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì sẽ biết cách cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Các ... [xem thêm]

10 tin đồn về ngày đèn đỏ có thể khiến bạn lầm tưởng

(33)
Khá nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khiến phụ nữ dễ lầm tưởng là đúng nhưng thật ra lại không chính xác. Hãy cùng kiểm tra xem liệu bạn có hiểu biết ... [xem thêm]

Điểm mặt 10 tác hại của thức ăn nhanh đối với trẻ nhỏ

(66)
Trẻ nhỏ rất thích thức ăn nhanh như pizza, gà rán… Tuy nhiên, với 10 tác hại của thức ăn nhanh, bạn hãy cân nhắc việc có nên cho trẻ tiếp tục ăn thực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN