Dinh dưỡng cho bệnh nhân nhiễm trùng máu

(3.65) - 58 đánh giá

Chế độ ăn rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Nó cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp bệnh nhân khỏe mạnh và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Các loại thực phẩm khác nhau sẽ hỗ trợ chống lại các loại bệnh tật khác nhau. Vậy, khi bị bệnh nhiễm trùng máu nên ăn gì?

Nhiễm trùng máu xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu bởi sự tấn công của vi khuẩn, virus và nấm. Vì vậy, chế độ ăn cho bệnh nhân nhiễm trùng máu phải có khả năng hỗ trợ chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Bệnh nhiễm trùng máu nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất sắt

Khi bị nhiễm trùng máu, cơ thể sẽ không cung cấp đủ lượng máu chứa oxy đến các cơ quan, dẫn tới các cơ quan này bị thiếu oxy và thậm chí là ngừng hoạt động. Ăn thực phẩm giàu chất sắt giúp mang oxy đến các tế bào, tăng cường lọc máu cũng như tránh trường hợp thiếu máu hoặc mất máu xảy ra.

Các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

  • Các loại hạt
  • Thịt đỏ
  • Hải sản có vỏ (như nghêu, sò, ốc…)
  • Lòng đỏ trứng
  • Đậu phụ
  • Rau bó xôi
  • Gan động vật

Thực phẩm giàu protein

Theo các bác sĩ, người bệnh nhiễm trùng máu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein. Chúng cung cấp cho cơ thể các loại axit amin để sửa chữa và tăng cường mô liên kết, giúp giảm nguy cơ chấn thương và làm lành vết thương nhanh chóng.

Ngoài ra, protein còn gia tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại một số vi khuẩn và virus gây hại.

Những loại thực phẩm giàu protein là:

  • Trứng
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Thịt nạc
  • Chuối
  • Súp lơ
  • Cá hồi
  • Hạt óc chó

Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin

Trong cơ thể, vitamin hoạt động như một chất chống oxy hóa, có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương. Vitamin cũng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn.

Trong khi đó, chất xơ sẽ cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, từ đó giúp cơ thể có đủ năng lượng để chống lại bệnh tật.

Các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ là:

  • Bông cải xanh
  • Khoai lang
  • Quả táo
  • Quả bơ
  • Dâu tằm

Những thực phẩm có tính kháng khuẩn

Ngoài thuốc kháng sinh, thực phẩm cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt các vi sinh vật gây hại cho người bệnh. Những thực phẩm này bao gồm:

Tỏi: Ăn vài tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp chống lại tất cả các loại vi khuẩn, virus và nhiễm trùng một cách hiệu quả. Các nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, tỏi giúp hỗ trợ cho người bị bệnh AIDS, tiểu đường và huyết áp cao.

Hành tây: Hành tây không chỉ hỗ trợ trong việc ngăn nhiễm trùng mà còn giúp giảm sưng và viêm trong cơ thể.

Quế: giúp hạ đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường, đồng thời chứa các đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị nhiễm trùng do nấm gây ra.

Su hào: chứa nhiều hợp chất chống viêm giúp ngăn ngừa cũng như ức chế những vi khuẩn và virus có hại, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, cho cơ thể khỏe mạnh.

Người bị nhiễm trùng máu không nên ăn gì?

Ăn đồ sống

Những thực phẩm tái, sống hoặc chưa chế biến kỹ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Không chỉ có vi khuẩn, nhiều loại ký sinh trùng nguy hiểm khác cũng lợi dụng việc này mà xâm nhập vào cơ thể như sán lá gan, sán dải heo, giun xoắn…

Rượu, bia

Thống kê cho thấy từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn nằm trong top các nước có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới.

Rượu và bia gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, gan, dạ dày và phổi (những nơi bệnh nhiễm trùng dễ phát triển thành nhiễm trùng máu). Chúng cũng làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch.

Thức uống có gas

Các loại đồ uống này có chứa nhiều chất hóa học không tốt cho sức khỏe, làm cho tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn.

Các cách phòng chống bệnh nhiễm trùng máu

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa 3 phương pháp chung để giúp giảm nguy cơ và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng máu:

  • Tiêm vaccine phòng chống các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn (như cúm, viêm phổi, viêm màng não…)
  • Giữ sạch vết thương và sơ cứu vết thương đúng cách
  • Luôn cảnh giác với các triệu chứng nhiễm trùng có thể xảy ra (như sốt, ớn lạnh, tim đập nhanh, phát ban da, lú lẫn). Nếu gặp bất kỳ triệu chứng đáng ngờ nào, hãy đến gặp bác sĩ và điều trị ngay lập tức.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hương liệu tạo mùi: Sát thủ thầm lặng trong sản phẩm tẩy rửa

(50)
Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu tạo mùi khiến ngôi nhà trở thành nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Mùi hương có thể trở thành “sát ... [xem thêm]

Liệu bệnh vô sinh ở nam giới có thể điều trị không?

(95)
Ngày nay, y học ngày càng phát triển nên đã giải quyết được vấn đề vô sinh ở nam giới và suy giảm tuyến giáp là bệnh lý duy nhất được trị bằng ... [xem thêm]

Bí quyết kiềm chế cơn giận mất khôn khi dạy con

(23)
Đã có khi nào bạn “nổi cơn tam bành” với con tại nhà không? Trẻ dường như là nguyên nhân của những cơn giận và hành động nóng nảy khi bố mẹ kiệt ... [xem thêm]

Thiếu magie, vấn đề bạn cần lưu tâm

(44)
Magie là một trong những khoáng chất thiết yếu của cơ thể, nhưng hầu hết chúng ta đều bị thiếu hụt magie. Bạn hãy xem mình có gặp phải những triệu chứng ... [xem thêm]

Bạn nên biết gì về ung thư phổi không tế bào nhỏ?

(88)
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là một loại ung thư phổi, gây khó thở và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu được chẩn đoán muộn hoặc không ... [xem thêm]

Hiệu ứng Zeigarnik: Động lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn?

(90)
Hiệu ứng Zeigarnik có thể khiến bạn liên tục lo lắng về những công việc dang dở nhưng cũng là một động lực giúp bạn hoàn thành tốt công việc. Thật ra, ... [xem thêm]

6 bí kíp để có một nụ hôn hấp dẫn chinh phục người ấy

(100)
Khi bên người yêu, bạn luôn muốn trao cho đối phương những nụ hôn ngọt ngào nhất. Vậy làm thế nào để có một nụ hôn hấp dẫn gây ấn tượng với ... [xem thêm]

Bệnh chàm thể đồng tiền: khó chữa dứt

(93)
Bệnh chàm thể đồng tiền, còn được gọi là viêm da thể đồng tiền hoặc chàm dạng đĩa, là một bệnh mãn tính tạo những nốt hình đồng xu trên da. Những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN