Tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú?

(4.01) - 67 đánh giá

Các nhà nghiên cứu y tế chưa hoàn toàn hiểu được nguyên nhân tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú. Giống như các bệnh ung thư khác, bệnh này có các tế bào đặc biệt phát triển bất thường và không kiểm soát được. Cuối cùng, các tế bào ung thư này xâm nhập vào mô vú khỏe mạnh gần đó và lây lan ra các phần khác của cơ thể.

Các nhà khoa học đã phân lập một số gen, có thể bị đột biến, gây nên sự phát triển ung thư vú. Đó là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2). Những gen này tìm thấy trong 10% bệnh nhân ung thư vú. Tuy nhiên, ngay cả có các gen đột biến, các chuyên gia vẫn không biết nguyên nhân sinh hóa khác gây ung thư vú.

Có thể một vài điểm nhất định trong tiền sử y tế hay lối sống của bạn làm tăng nguy cơ ung thư vú. Dưới đây là một số những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư vú. Nếu bạn lo lắng về bất kỳ yếu tố nào, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú? Các yếu tố nguy cơ không thể tránh khỏi

Giới tính

Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú cao gấp 100 lần so với nam giới. Điều này là do liên quan đến hormone giới tính nữ. Cụ thể là estrogen và progesterone là hormone liên quan đến ung thư vú. Trong ung thư vú, hormone đóng vai trò như chất kích thích tăng trưởng và phân chia tế bào. Nguy cơ ung thư tăng do các tế bào vú tiếp xúc những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tiềm ẩn này trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tuổi tác

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), hơn 2/3 số ung thư vú xâm lấn tìm thấy ở phụ nữ trên 55 tuổi, chỉ có 1/8 ở phụ nữ dưới 45 tuổi. Ung thư vú ở nam thường xảy ra ở độ tuổi từ 60 tuổi và 70.

Tiền sử gia đình

Phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao nếu họ có người thân thế hệ 1 (như một người mẹ, chị gái, hay con gái) mắc bệnh. Có họ hàng thế hệ thứ 2 bị ung thư làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ lên gấp năm lần.

Di truyền

Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, đột biến di truyền của gen BRCA1 và BRCA2 cho đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh ung thư vú di truyền, chiếm 10% trong các trường hợp. Đột biến BRCA làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú cao 85% ở độ tuổi trước 70 ở một số gia đình.

Các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ Đông Âu Ashkenazi gốc Do Thái được phát hiện có nguy cơ đột biến BRCA cao không đồng đều. Trong khi đột biến BRCA1 chủ yếu ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, đột biến gen BCR2 làm tăng nguy cơ ung thư vú ở cả phụ nữ và nam giới. Các gen khác liên quan đến bệnh ung thư vú di truyền, dù khá hiếm, bao gồm ATM, p53, CHEK2, PTEN và CDH1.

Phụ nữ gốc Âu có nguy cơ chẩn đoán bị ung thư vú cao nhất. Tuy nhiên, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng chết vì căn bệnh này. Ung thư vú cũng là nguyên nhân số 1 gây tử vong ung thư ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha.

Các yếu tố cá nhân

Một số đặc tính vật lý làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ gồm:

  • Thời kỳ kinh nguyệt bắt đầu trước tuổi 12 (có kinh nguyệt sớm)
  • Mãn kinh sau 55 (còn gọi là “mãn kinh muộn”)
  • Mô vú dày.

Các yếu tố nguy cơ do lối sống

Một số yếu tố lối sống góp phần vào nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bao gồm:

  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Uống rượu nhiều
  • Không có con
  • Có đứa con đầu tiên sau khi 35 tuổi
  • Dùng thuốc tránh thai
  • Sử dụng liệu pháp hormone thay thế.

Các yếu tố nguy cơ ở nam giới

Mặc dù phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư vú, nam giới cũng có nguy cơ bao gồm:

  • Nồng độ estrogen cao (ví dụ do xơ gan) hoặc các thuốc liên quan đến estrogen (như một số người sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt)
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Trên 60 tuổi
  • Uống rượu nhiều
  • Béo phì
  • Hội chứng klinefelter (một bất thường nhiễm sắc thể di truyền)
  • Đột biến gen di truyền (đột biến BRC2 như đã nói ở trên)
  • Tiền sử gia đình ung thư vú.

Bạn cần ghi nhớ điều gì?

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang lo lắng về bất kỳ những yếu tố nguy cơ nào. Bạn có thể điều chỉnh lối sống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Hãy trao đổi tiền sử y tế của bạn và gia đình bạn với bác sĩ để chắc chắn bác sĩ có tất cả các thông tin cần thiết để đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của bạn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ nghiện công nghệ số: hệ lụy khôn lường và cách giải quyết

(16)
Trẻ nghiện công nghệ số là vấn đề rất phổ biến trong thời đại số hóa ngày nay. Nếu bạn không can thiệp kịp thời, sức khỏe thể chất và tâm thần ... [xem thêm]

Nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

(55)
Phụ nữ mãn kinh không những dễ bốc hỏa, giảm ham muốn chuyện ấy mà còn có nguy cơ bị trầm cảm. Thậm chí, đây có thể xem là một giai đoạn “ẩm ... [xem thêm]

5 vấn đề thường gặp ở sinh viên năm nhất

(37)
Sau những niềm vui sướng tột cùng khi nhận trên tay giấy báo nhập học, cũng đã đến lúc bạn chuẩn bị bước vào một chặng đường đầy cam go và thử ... [xem thêm]

Lợi ích tuyệt vời của trà đối với sức khỏe

(45)
Trà là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Các hợp chất trong trà xanh có tác động mạnh mẽ đến cơ thể. Tuy nhiên, liệu bạn đã ... [xem thêm]

Lợi ích của quả mận cho mẹ bầu khi mang thai

(20)
Mẹ bầu muốn có một chế độ ăn uống dinh dưỡng thì không thể nào bỏ qua các loại trái cây tươi ngon, đặc biệt là quả mận!Mang thai là một ... [xem thêm]

Mẹ bầu uống trà xanh khi mang thai có thực sự tốt?

(10)
Phụ nữ mang thai thường được khuyên nên uống nhiều nước để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của thai nhi được tốt hơn. Ngoài nước lọc, món ... [xem thêm]

Nghiện ăn

(40)
Tìm hiểu chungNghiện ăn là bệnh gì?Thống kê cho thấy lượng người mắc chứng bệnh này đang ngày càng tăng. Các thống kê xuất phát từ hình ảnh của bộ não ... [xem thêm]

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách

(35)
Để “cô bé” luôn sạch sẽ và tránh được những bệnh nấm âm đạo, viêm âm đạo do vi khuẩn…, phái đẹp cần biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách. Sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN