Tác hại của việc thiếu ngủ: Không phải ai cũng biết

(3.69) - 53 đánh giá

Ngày càng có nhiều người thường xuyên không ngủ đủ giấc. Đây là một thói quen xấu cần phải thay đổi vì tác hại của việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần.

Ngủ là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng để tâm đến điều đó. Người “cuồng” công việc thường xem nhẹ tầm quan trọng của giấc ngủ chất lượng. Tuy nhiên, những người này thường không biết họ đang tự giết chết sức khỏe bản thân khi không ngủ đủ giấc trong thời gian dài.

Tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe thể chất

Ngủ ít có tác hại gì? Theo nhiều chuyên gia, hầu hết mọi người đều không biết chỉ cần một đêm ngủ không đủ giấc cũng đủ gây nên hàng loạt vấn đề cho sức khỏe, ví dụ như:

  • Tăng nguy cơ đau tim
  • Tác hại của thiếu ngủ trong một tuần có thể khiến tình trạng rối loạn đường huyết trở nên nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu tiền đái tháo đường.
  • So với những người ngủ đủ giấc, hậu quả của việc thiếu ngủ thường xuyên khiến đàn ông có tinh hoàn nhỏ hơn đáng kể, đồng thời lượng testosterone được sản xuất cũng giảm đi rất nhiều.
  • Tác hại của việc ngủ không đủ giấc cũng có thể khiến sức khỏe sinh sản của phụ nữ cũng suy giảm.
  • Một đêm không ngon giấc có thể gây suy giảm đến 70% khả năng hoạt động của tế bào NK (natural killer cell, một loại bạch cầu thuộc hệ miễn dịch trong cơ thể). Thêm vào đó, NK là còn là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định và tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Theo thống kê từ một số nghiên cứu, thiếu ngủ không chỉ góp phần hình thành khối u mà còn đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nó lên 200%.
Khả năng phòng chống các bệnh lý của cơ thể có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ giấc.

Tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe tinh thần

Ngoài tác động đến sức khỏe vật lý, việc không ngủ đủ giấc còn tạo ảnh hưởng về mặt tâm trí. Chẳng hạn như, để tiếp nhận kiến thức mới, bạn sẽ cần ngủ trước và sau khi học.

Nguyên nhân là vì vào thời điểm bạn ngủ sâu nhất, các đợt sóng não sẽ vận chuyển thông tin được tiếp nạp từ vùng đồi hải mã (nơi lưu giữ bộ nhớ ngắn hạn) đến vỏ não (bộ phận lưu trữ ký ức dài hạn). Điều này giúp “chuyển hóa” kiến thức mới thành ký ức lâu dài, đồng thời “giải phóng” không gian ở vùng hải mã và tạo điều kiện cho việc thu nạp thêm kiến thức khác.

Mặt khác, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc ngủ ít hơn một giờ mỗi ngày có nguy cơ làm giảm 40% khả năng học tập của bạn. Do đó, nếu muốn vượt qua bài kiểm tra, thay vì thức đêm học bài, bạn nên học từ trước và đảm bảo mình ngủ đủ giấc.

Cắt giảm thời gian ngủ để ôn bài không đảm bảo bạn sẽ được điểm cao.

Ngoài ra, thời gian ngủ ngắn hoặc giấc ngủ bị gián đoạn cũng có mối liên hệ với nhiều vấn đề về tâm lý – thần kinh, chẳng hạn như bệnh Alzheimer hay tâm thần phân liệt.

Bên cạnh đó, khi bạn ngủ đủ giấc, hạch hạnh nhân (một bộ phận trong não bộ chịu trách nhiệm cho các phản ứng cảm xúc mạnh) hoạt động tốt hơn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những người thiếu ngủ thường có dấu hiệu dễ rơi vào trạng thái tức giận hay trầm cảm.

Làm thế nào để ngủ đủ giấc?

Qua bài viết này, bạn có thể tìm ra cho mình lý do để trân trọng giấc ngủ. Thói quen ngủ đủ giấc có thể giúp bạn:

  • Cảm thấy tỉnh táo trong ngày, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc đáng kể
  • Tăng cường khả năng học tập cũng như ghi nhớ
  • Kéo dài tuổi thọ
  • Tinh thần cũng như tâm trạng thoải mái hơn
  • Ngăn ngừa nhiều bệnh lý

Nếu bạn gặp rắc rối với việc ngủ, hãy thử một số biện pháp khắc phục đơn giản như sau:

  • Tập thói quen đi ngủ sớm
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách sử dụng rèm cửa và tránh sử dụng ánh sáng xanh trong phòng ngủ.
  • Hạn chế tiêu thụ thức uống chứa cồn hoặc caffeine, đặc biệt là vào cuối ngày.
  • Kiểm soát căng thẳng hiệu quả bằng những phương pháp như thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ…
  • Thường xuyên rèn luyện thể chất.
  • Ra ngoài nhiều hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Vì sao ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao ở trẻ nhỏ?
  • Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc đã tàn phá nhan sắc của bạn như thế nào?
  • Những lợi ích sức khỏe khi ngủ đủ giấc
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nếp nhăn: Nguyên nhân hình thành và Cách phòng ngừa

(54)
Nếp nhăn chính là kẻ thù của rất nhiều chị em phụ nữ. Tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách hạn chế tình trạng này xảy ra sớm.Quá trình lão ... [xem thêm]

Dương vật bị sưng, đừng chần chừ đi khám!

(91)
Tình trạng dương vật bị sưng không chỉ gây khó chịu mà có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được chữa trị sớm. Bạn có biết những nguyên ... [xem thêm]

Đi tìm lời giải cho việc trị sỏi thận bằng quả dứa

(52)
Có rất nhiều cách trị sỏi thận, trong đó phương pháp trị sỏi thận bằng quả dứa được nhiều người áp dụng vì các đặc tính tuyệt vời loại trái cây ... [xem thêm]

Sau khi sinh mổ bao lâu thì được tắm để tránh nhiễm trùng?

(26)
Nhiều sản phụ thắc mắc sau khi sinh mổ bao lâu thì được tắm vì ông bà thường khuyên rằng sau khi sinh phải kiêng tắm để tránh bị lạnh người. Ngày nay, ... [xem thêm]

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

(46)
Khi cảm hứng quan hệ tình dục bắt đầu trở lại, bạn có thể muốn tìm hiểu sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được. Thực ra, câu trả lời cho vấn đề này ... [xem thêm]

Bệnh sỏi gan: Tình trạng hiếm nhưng vẫn tồn tại

(79)
Khi điều trị sỏi đường mật trong gan, các phương pháp Tây y phẫu thuật loại sỏi nhanh chóng nhưng lại dễ tái phát sỏi. Vì thế, nhiều người tìm đến ... [xem thêm]

6 điều bạn có thể chưa biết về lúm đồng tiền ở cằm

(19)
Bạn có bị ấn tượng bởi hình lúm đồng tiền ở cằm độc đáo của siêu mẫu Miranda Kerr? Không chỉ mang lại nét duyên riêng cho chủ nhân mà cằm chẻ dưới ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ

(52)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé bị đau sau tiêm, bạn hãy áp dụng 6 cách giảm đau sau khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN