Dược liệu thiên niên kiện có công dụng gì?

(4.27) - 51 đánh giá

Tên thường gọi: Thiên niên kiện

Tên gọi khác: Sơn thục, bao kim, ráy hương, sơn phục…

Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour) Schott.

Họ: Ráy (Araceae)

Tổng quan về dược liệu thiên niên kiện

Tìm hiểu chung về thiên niên kiện

Thiên niên kiện là cây thân thảo, thân rễ dài, mọc bò ngang, có nhiều đốt, bẻ ra có xơ cứng và có mùi thơm. Lá mọc tập trung ở đầu thân rễ, có thể dài hơn 30cm, có hình dạng giống hình tam giác, đầu nhọn, mép nguyên.

Cụm hoa là một bông to màu lục nhạt, không bao giờ mở rộng. Quả mọng, thuôn, chứa nhiều hạt.

Mùa hoa quả vào khoảng tháng 4–6.

Bộ phận dùng của thiên niên kiện

Bộ phận dùng của dược liệu này là thân rễ được cắt thành từng đoạn dài 10–27cm, sấy nhanh ở nhiệt độ dưới 50ºC cho khô đều mặt ngoài. Sau đó làm sạch, bỏ hết các rễ con rồi phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50–60ºC đến khô.

Thành phần hóa học trong thiên niên kiện

Thân rễ thiên niên kiện chứa nhiều tinh dầu, trong đó có α-pinen, ꞵ-pinen, limonen, linalol, α-terpineol, nerol, myrcenol và eugenol.

Tinh dầu thiên niên kiện có màu vàng nhạt hoặc màu nâu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu.

Ở Việt Nam, nghiên cứu cho thấy trong tinh dầu của loài cây này có linalol, terpen-4-ol, acetaldehyd, sabinen… Trong rễ còn có oplopanon, oplodiol, bulatantriol, homalomenol A, homalomenol B…

Tác dụng, công dụng của thiên niên kiện

Dược liệu thiên niên kiện có những công dụng gì?

Thân rễ có tác dụng ức chế yếu phù bàn chân chuột cống gây ra bởi kaolin, không ảnh hưởng trên u hạt thực nghiệm gây bằng amiang. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ở chuột.

Trong Đông y, thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào hai kinh can và thận. Vị thuốc này có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương.

Từ xưa, thiên niên kiện đã được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp, tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu.

Ở Ấn Độ, thân rễ thiên niên kiện được dùng làm chất thơm. Toàn cây được dùng chữa bệnh ngoài da. Tinh dầu thiên niên kiện được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Liều dùng của thiên niên kiện

Liều dùng thông thường của thiên niên kiện là bao nhiêu?

Thường dùng từ 6–12g/ngày dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc dạng bột phối hợp với nhiều vị thuốc khác làm hoàn tán.

Bạn có thể dùng dược liệu tươi rồi giã nát, ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại. Ngoài ra, rễ cây giã với muối, đắp ngoài làm tan nhọt độc. Tinh dầu có thể dùng để chế thành dầu xoa bóp.

Một số bài thuốc có thiên niên kiện

Thiên niên kiện được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa thấp khớp, đau nhức xương

Thiên niên kiện 20 phần, hy thiêm 40 phần, mộc qua 35 phần, ngưu tất 5 phần. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.

Thiên niên kiện, dây chiều, kê huyết đằng, đan sâm, thục địa, xích thược, thổ phục linh, độc hoạt, khương hoạt, tang ký sinh, đỗ trọng mỗi vị 12g, đảng sâm 20g, hoài sơn 16g, ngưu tất 10g, nhục quế 8g. Sắc uống ngày một thang.

Thiên niên kiện 12g, rễ cỏ xước 40g, hy thiêm 28g, thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi 16g, ngải cứu, quả ké đầu ngựa mỗi vị 12g. Sao vàng, sắc uống một thang/ngày.

Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, ngâm với rượu uống.

Thiên niên kiện 12g, cốt toái bổ 10g, bạch chỉ 8g. Sắc uống.

2. Chữa đau bụng kinh

Thân rễ thiên niên kiện, rễ bưởi bung, rễ bướm bạc, gỗ vang, rễ sim rừng, mỗi vị lấy lượng bằng nhau. Sắc lấy nước uống.

3. Chữa dị ứng, mẩn ngứa

Rễ thiên niên kiện, sả, gừng mỗi vị 10g. Sắc lấy nước uống trong ngày.

Lưu ý và thận trọng khi dùng thiên niên kiện

Khi dùng thiên niên kiện, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng thiên niên kiện một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của thiên niên kiện

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng thiên niên kiện trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với thiên niên kiện

Thiên niên kiện có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Carnosine

(62)
Tên thông thường: B-Alanyl-L-Histidine, B-Alanyl Histidine, Beta-alanyl-L-histidine, Bêta-Alanyl-L-Histidine, Carnosina, L-Carnosine, N-Acetyl-Carnosine, N-Acétyl-Carnosine, ... [xem thêm]

Tinh dầu ngọc lan tây là thảo dược gì?

(66)
Tên thông thường: Aceite de Cananga, Cananga odorata forma. macrophylla, Canangium odoratum forma. macrophylla, Huile de Cananga, Huile de Cananga Odorant, Huile de Cananga OdorataTên khoa ... [xem thêm]

Ngò

(86)
Tìm hiểu chungCây ngò dùng để làm gì?Cây ngò được dùng để giảm triệu chứng các vấn đề tiêu hóa bao gồm đau bụng, chán ăn, thoát vị, buồn nôn, tiêu ... [xem thêm]

Betaine anhydrous

(86)
Tên thông thường: 2(N,N,N-trimethyl)ammonium-acetate, Betaína Anhidra, Bétaïne Anhydre, Betaine Anhydrous, Bétaïne de Glycine, Bétaïne de Glycocoll, Cystadane, Glycine Betaine, Glycocoll ... [xem thêm]

Axit citric

(47)
Tên thông thường: axit citricCông thức hóa học: C6H8O7Tác dụngAxit citric dùng để làm gì?Axit citric là một axit hữu cơ yếu, có trong nhiều trái cây họ cam quýt. ... [xem thêm]

Ribose

(18)
Tên thông thường: Beta-D-ribofuranose, D-ribosa, D-ribose, Ribosa.Tên khoa học: RiboseTìm hiểu chungRibose dùng để làm gì?Ribose là một loại đường được cơ thể sản ... [xem thêm]

Tiểu hồi là thảo dược gì?

(57)
Tên thông thường: Tiểu hồi cầnTên gọi khác: Anit, hồi cần, dương hồi, dương hồi hươngTên khoa học: Pimpinella anisumTác dụngTác dụng của tiểu hồi cần là ... [xem thêm]

Hắc mai

(25)
Tìm hiểu chungHắc mai dùng để làm gì?Cây hắc mai được dùng làm thuốc nhuận tràng cho bệnh táo bón, cũng như là thuốc chữa bệnh sỏi mật, bệnh về thận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN