Sự thật về việc uống kháng sinh có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(4.11) - 56 đánh giá

Đã có rất nhiều lời đồn thổi xoay quanh việc uống kháng sinh có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là đúng.

Khi có ý định mang thai, bạn sẽ cần phải chú ý rất nhiều vào chế độ ăn để tăng cơ hội thụ thai và giúp bé yêu sinh ra có sức khỏe tốt. Bạn nghe nhiều người nói rằng uống kháng sinh có thể cản trở khả năng mang thai? Nguyên nhân của lời đồn này có lẽ xuất từ việc uống thuốc kháng sinh có xu hướng thay đổi một phần trong cơ thể để giúp người bệnh phục hồi. Thế nhưng liệu điều này có đúng? Hãy cùng Chúng tôi xem tiếp thông qua những chia sẻ dưới đây.

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc uống thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Thực tế, việc bị bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc rụng trứng mà nó chỉ giảm mong muốn được “yêu” của bạn.

Tác động của việc uống kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nam và nữ

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm có hại cho cơ thể con người. Đây cũng là loại thuốc được nhiều người nghĩ đến nhất khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra. Thế nhưng, liệu kháng sinh có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

  • Tác động của kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nữ giới

Nhiều chị em thắc mắc không biết liệu uống kháng sinh nhiều có bị vô sinh không? Nguyên nhân là bởi họ cho rằng thuốc kháng sinh có thể cản trở kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ tinh, từ đó làm giảm cơ hội mang thai. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh kháng sinh tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ thai.

  • Tác động của kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nam giới

Phần lớn các nghiên cứu tập trung nhiều vào việc nghiên cứu tác động của kháng sinh đối với khả năng sinh sản của nam giới hơn là nữ giới. Các nghiên cứu cho thấy một số loại kháng sinh như tetracycline, penicillin, erythromycin có thể ảnh hưởng xấu đến tinh trùng và khả năng sản xuất “tinh binh”. Một số loại thuốc còn có thể làm giảm chất lượng tinh dịch.

Liệu dùng thuốc kháng sinh có làm giảm khả năng thụ thai?

Đã có trường hợp ghi nhận rằng kháng sinh làm thay đổi thời gian rụng trứng và ảnh hưởng đến việc sản xuất chất nhầy cổ tử cung. Tuy nhiên, không có bằng chứng chứng minh điều này. Trên thực tế, nhiều khả năng tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể mới là “thủ phạm” làm giảm khả năng thụ thai thành công chứ không phải là kháng sinh.

Ngược lại, uống kháng sinh còn có thể giúp bạn có thai bằng cách điều trị nhiễm trùng, một yếu tố cản trở quá trình thụ thai. Liệu pháp kháng sinh có thể giúp thiết lập lại sức khỏe của hệ thống sinh sản đã bị suy yếu do nhiễm vi khuẩn.

Phụ nữ mang thai uống thuốc kháng sinh có thể gặp phải rủi ro gì?

Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và thuốc điều trị cảm lạnh trong thai kỳ có thể gây ra một vài tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thuốc kháng sinh như clindamycin và cephalosporin thường được coi là an toàn khi mang thai, nhưng các loại kháng sinh khác có thể có tác động tiêu cực đến thai kỳ. Uống kháng sinh mạnh trong thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải chấm dứt thai kỳ. Do đó, nếu bị nhiễm trùng trong thời gian mang thai, bạn cần hỏi thật kỹ bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhằm đảm bảo an toàn.

Mỗi loại kháng sinh sẽ chứa các thành phần hoạt tính khác nhau và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, bạn không nên tự ý uống kháng sinh khi bị bệnh, thay vào đó, hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và được kê thuốc phù hợp. Nếu băn khoăn về chuyện đang uống thuốc kháng sinh có nên thụ thai hay không thì tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ bạn nhé!

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng của vỏ cam: Giảm cân, tốt cho sức khỏe

(99)
Công dụng của vỏ cam phơi khô khá đa dạng và dễ làm cho nhiều người cảm thấy thú vị, chẳng hạn như hỗ trợ giảm cân và có tiềm năng ngừa ung thư.Cam ... [xem thêm]

Bí quyết sống khỏe mạnh hơn cho người bị suy thận cấp độ 4

(43)
Có không ít bệnh nhân bị suy thận cấp độ 4 vẫn có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm và làm được những việc yêu thích. Bạn băn khoăn muốn biết bí ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ về các loại thuốc hạ huyết áp?

(53)
Đối với những người bị cao huyết áp, dùng các thuốc hạ huyết áp là phương pháp điều trị bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ công dụng và tác dụng ... [xem thêm]

Tìm hiểu viêm mũi dị ứng thời tiết và cách trị bệnh hay tại nhà

(33)
Viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, thậm chí đau đầu. Những thành phần đơn giản trong gian bếp có thể giúp đẩy ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(18)
Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro không báo trước. Khi biết cách ngăn ngừa các bệnh ... [xem thêm]

Ung thư có ảnh hưởng đến cảm xúc và giao tiếp xã hội của bệnh nhân thế nào?

(22)
“Ung thư” chỉ có 2 từ đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến một người bị chẩn đoán mắc bệnh này. Nếu bác sĩ chẩn đoán một người bị ... [xem thêm]

3 bước sơ cứu vết bỏng bởi axit và hóa chất khác

(74)
Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị vết bỏng bởi axit thì phải làm sao? Hello Bacsi sẽ mách bạn cách sơ cứu khi bị bỏng axit ngay sau đây!Ngày nay, nhiều ... [xem thêm]

Những thông tin cần biết về phẫu thuật tai thẩm mỹ

(14)
Nếu bạn hay con bạn có đôi tai bị biến dạng, mất hình dáng tự nhiên ban đầu thì phẫu thuật tai thẩm mỹ là một lựa chọn hiệu quả.Phẫu thuật tai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN