Son dưỡng môi cho trẻ em có thật sự an toàn?

(4) - 67 đánh giá

Một số trẻ gặp tình trạng môi khô, nứt, thậm chí là chảy máu. Điều này khiến môi của trẻ bị đau và khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, nhiều bà mẹ quyết định cho trẻ dùng son dưỡng môi. Thế nhưng, son dưỡng môi cho trẻ nhỏ thực sự không phải là một sản phẩm an toàn như bạn nghĩ.

Bố mẹ luôn lo lắng về những điều có thể xảy ra hoặc đang xảy ra với con mình, đặc biệt là những người mới lần đầu làm bố mẹ. Đôi khi trẻ bị chảy mũi hay trượt chân té ngã cũng có thể khiến bố mẹ “lo sốt vó”. Lần đầu tiên làm bố mẹ, bạn sẽ có rất nhiều nỗi lo “không tên” xuất hiện trong tâm trí, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết làm thế nào để giải quyết những gì đang xảy ra ở trẻ. Trong số các vấn đề rắc rối của bé cưng, có tình trạng khô, nứt môi.

Nguyên nhân khiến môi trẻ bị khô và nứt

Có rất nhiều yếu tố khiến môi trẻ bị khô và nứt. Đầu tiên có thể kể đến là thời tiết. Không chỉ mùa lạnh mà những hơi nóng mùa hè hoặc sự thay đổi của thời tiết cũng có thể gây ra tình trạng này. Đôi môi của trẻ sẽ trở nên khô, nứt nẻ và thậm chí là chảy máu.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ bị nứt môi còn có thể là do trẻ thường hay liếm môi. Lớp da quá ẩm và mềm mại sẽ khiến môi dễ bị nứt. Bên cạnh đó, cảm lạnh và nghẹt mũi cũng có thể là nguyên nhân. Không những vậy, còn có một số nguyên nhân nghiêm trọng khác như mất nước hoặc dị ứng với thức ăn hoặc đồ vật mà trẻ tiếp xúc.

Nhiều người cho rằng điều này không quan trọng bởi môi trẻ sẽ tự lành lại theo thời gian. Một số khác lại quá lo lắng và dùng son dưỡng môi cho trẻ em. Tuy nhiên, những loại son này không phải là một lựa chọn tốt bởi nó không an toàn cho trẻ.

Trong son dưỡng môi cho trẻ em thường có chứa gì?

Thành phần chính trong son dưỡng môi là arachidyl propionate, long não, hương thơm, linoleate isopropyl, myristate isopropyl, lanolin và một số thành phần khác. Long não là thành phần thường thấy ở các loại son dưỡng môi. Tuy nhiên, nếu trẻ nuốt phải một lượng nhỏ long não cũng có thể gây tử vong. Không những vậy, long não còn gây kích ứng hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương sau khi trẻ nuốt phải. Buồn nôn, nôn, động kinh là những triệu chứng phổ biến nếu trẻ bị ngộ độc long não.

Liệu son dưỡng môi có thật sự giúp ích trong việc điều môi khô, nứt? Bạn hãy để ý xem có phải sau vài phút thoa son dưỡng môi thông thường, môi bé lại khô lại và khiến bé phải thoa nhiều lần hơn.

Chất tạo hương là một thành phần quen thuộc trong các loại son dưỡng môi. Thế nhưng, bạn có biết 95% các thành phần được sử dụng để tạo ra chất này là các hợp chất tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ như benzen, aldehyde và nhiều chất độc khác? Hiện nay, có rất ít sản phẩm có mùi thơm được tạo thành từ các loại mùi hương tự nhiên. Việc thoa son dưỡng môi với các thành phần và hóa chất nhân tạo này sẽ rất nguy hiểm vì trẻ có thể nuốt phải một phần.

Mỡ lông cừu (lanolin) là một thành phần tự nhiên hơn so với các phần còn lại. Nó có nguồn gốc từ lông cừu. Sản phẩm này thường được tìm thấy trong chất bôi trơn, đánh bóng giày và các chất chống rỉ. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các loại mỹ phẩm như các loại kem chữa nứt núm vú, thường được các bà mẹ đang cho con bú sử dụng. Mặc dù nó đã được chứng minh là hiệu quả nhưng hãy cẩn thận vì trẻ có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với thành phần này đấy.

Son dưỡng môi cho trẻ không phải là một lựa chọn an toàn. Vậy tại sao bạn không tự làm loại son này ở nhà bằng các thành phần tự nhiên an toàn cho bé. Công thức này rất dễ thực hiện nhưng bạn vẫn nên xem xét cẩn thận về các thành phần để đảm bảo rằng trẻ không bị dị ứng.

Công thức làm son dưỡng môi cho trẻ em đơn giản

Thành phần: Sáp ong, dầu dừa, mật ong, viên vitamin E và tinh dầu (tùy chọn).

  • Sáp ong là thành phần chính. Nó sẽ hoạt động như kem giữ ẩm nhưng vai trò quan trọng nhất mà của thành phần này là nó giúp tạo ra hình dáng của cây son để bạn dễ sử dụng hơn.
  • Dầu dừa không giúp làm mềm và làm ẩm môi mà nó giúp kích hoạt chất béo trên da, giúp giữ ẩm cho môi.
  • Mật ong giúp giữ nước cho da.
  • Vitamin E rất tốt cho làn da. Đây là loại vitamin mà da sử dụng nhiều nhất.

Chuẩn bị: 1 muỗng súp sáp ong, 1 muỗng súp dầu dừa, một ít mật ong và 2 viên vitamin E.

Cách làm: Làm tan chảy sáp ong, thêm dầu dừa, mật ong và 2 viên vitamin E. Cho vào đồ đựng, để nguội và sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để làm, bạn vẫn không nên sử dụng son dưỡng môi mà nên sử dụng các loại sản phẩm từ tự nhiên như dầu dừa nguyên chất. Nếu đang cho con bú thì bạn có thể thử cho bé bú thường xuyên hơn. Điều này không chỉ giúp bé giảm cảm giác khó chịu hoặc mất nước mà còn giúp môi bé không bị khô.

Hãy sử dụng những sản phẩm phù hợp với trẻ. Trước khi sử dụng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ và con gái: Mối quan hệ tuyệt đẹp nhưng cũng đầy bất ngờ

(62)
Mối quan hệ giữa mẹ và con gái thật tuyệt vời nhưng cũng rất đặc biệt. “Nàng ấy” có thể bám theo mẹ suốt ngày nhưng thi thoảng, hai mẹ con cũng những ... [xem thêm]

8 cách tự nhiên giúp bạn điều hòa kinh nguyệt

(65)
Kinh nguyệt không đều khiến bạn lo lắng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe? Bạn hãy cùng tìm cách điều hòa kinh nguyệt tự ... [xem thêm]

Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời

(52)
Trái nho được xem là “nữ hoàng trái cây”. Đây không chỉ là loại trái cây có hương vị tuyệt vời mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.Dựa vào màu ... [xem thêm]

16 cột mốc phát triển quan trọng của bé trong năm đầu tiên

(21)
Bạn mừng vui khi thấy lần đầu con ngẩng đầu lên khi nằm sấp, sau đó là lật, trườn, bò và chập chững bước đi… Có 16 cột mốc phát triển của trẻ ... [xem thêm]

Mẹ bầu bỏ bữa có ảnh hưởng đến thai nhi giai đoạn đầu?

(99)
Ốm nghén là thủ phạm chính khiến mẹ bầu bỏ bữa cũng như không có hứng thú đối với việc ăn uống. Do đó, nhiều người lo ngại rằng điều này sẽ ảnh ... [xem thêm]

Bố mẹ có nên cho bé uống trà hoặc cà phê hay không?

(40)
Trà và cà phê là hai trong số các loại thức uống có chứa chất kích thích không tốt cho sức khỏe của trẻ em. Nếu bố mẹ không kịp thời khuyên ngăn, hậu ... [xem thêm]

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim thầm lặng bạn đừng chủ quan

(42)
Đa số mọi người khi được hỏi về dấu hiệu nhồi máu cơ tim sẽ nghĩ ngay đến triệu chứng đau thắt ngực. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, các bác sĩ đã ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2: Bạn nên đo đường huyết bằng thiết bị nào?

(59)
Tiểu đường tuýp 2 là một trong hai dạng bệnh tiểu đường ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN