1001 thắc mắc về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

(3.53) - 43 đánh giá

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm phía trước cổ, dưới yết hầu, có vai trò quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Hiện nay, các bệnh lý về tuyến giáp xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn. Do đó, việc tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ là một trong những điều quan trọng mà chị em cần làm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Tuyến giáp sản xuất ra hormone gọi là T3 và T4. Những hormone này theo máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Hormone tuyến giáp chi phối các hoạt động của cơ thể, bao gồm tốc độ đốt cháy năng lượng và nhịp tim. Những hoạt động này phối hợp với nhau tạo nên quá trình trao đổi chất. Tuyến giáp hoạt động đúng cách sẽ sản xuất ra lượng hormone vừa, đủ cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ

So với nam giới, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi rối loạn tuyến giáp nhiều hơn. Những rối loạn này có thể bao gồm:

  • Rối loạn gây ra tăng năng tuyến giáp: Là những rối loạn khiến tuyến giáp tiết nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cơ thể cần. Nguyên nhân chính của tăng năng tuyến giáp là bệnh basedow (cường giáp). Basedow xảy ra do rối loạn tự miễn dịch, khiến hệ miễn dịch của cơ thể kích thích tuyến giáp sinh ra rất nhiều hormone. Tăng năng tuyến giáp còn có thể bị gây ra bởi những khối u tuyến giáp khiến hormone được sản xuất nhiều.
  • Giảm năng tuyến giáp là khi tuyến giáp không tiết đủ lượng hormone tuyến giáp mà cơ thể cần. Nguyên nhân chính của bệnh là chứng Hashimoto (viêm tuyến giáp). Hashimoto là chứng rối loạn tự miễn khi hệ miễn dịch vô thức tấn công tuyến giáp, gây ức chế sự tiết hormone. Giảm năng tuyến giáp bị gây ra bởi: điều trị tăng năng tuyến giáp, xạ trị ung thư, cắt bỏ tuyến giáp.

Trong vài trường hợp, tuyến yên có vấn đề cũng có thể khiến tuyến giáp trở nên kém hoạt động.

  • U tuyến giáp là sự nhô cao một khu vực nào đó trong tuyến giáp. U tuyến giáp có thể cứng hoặc chứa dịch và máu. Bạn có thể có một hoặc nhiều khối u.
  • Viêm tuyến giáp là sưng, phồng tuyến giáp. “Viêm tuyến giáp hậu sản” là một dạng viêm tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp.
  • Bướu cổ.

Triệu chứng cường giáp ở phụ nữ

Ban đầu, bạn sẽ không thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh, bởi chúng tiến triển chậm. Nhưng theo thời gian, khi chu trình chuyển hóa diễn ra nhanh có thể gây nên những triệu chứng như:

  • Sụt cân kể cả khi khẩu phần ăn không đổi hoặc tăng lên;
  • Ăn nhiều hơn bình thường;
  • Nhịp tim nhanh, tim đập bất thường hoặc thót tim;
  • Lo âu;
  • Hay cáu kỉnh;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Rung tay, chân;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Tăng nhạy cảm với nhiệt độ nóng;
  • Yếu cơ;
  • Thường xuyên đi ngoài;
  • Kỳ kinh nguyệt không đều và máu kinh ra ít hơn.

Những triệu chứng kèm theo có thể là xương trở nên giòn và yếu. Trên thực tế tăng năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến xương trước khi bạn có bất cứ dấu hiệu của sự rối loạn nào. Đặc biệt, phụ nữ đã mãn kinh sẽ có rủi ro cao hơn đối với chứng loãng xương.

Triệu chứng nhược giáp ở phụ nữ

Triệu chứng của bệnh thường tiến triển chậm trong nhiều năm. Ban đầu, bạn có thể thấy mệt mỏi và uể oải. Sau đó, các triệu chứng cụ thể sẽ xuất hiện khi sự chuyển hóa diễn ra chậm lại, bao gồm:

  • Tăng cân mặc dù bạn không ăn nhiều;
  • Tăng nhạy cảm với lạnh;
  • Chứng táo bón;
  • Yếu cơ;
  • Đau cơ và khớp;
  • Trầm cảm;
  • Rất mệt mỏi;
  • Da khô và tái;
  • Mặt phù nề;
  • Giọng khàn;
  • Nguyệt san ít máu hoặc không có kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, bạn có thể bị tăng cholesterol trong máu, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Triệu chứng của u tuyến giáp

Bạn có thể tự kiểm tra khối u bằng cách đứng thẳng trước gương, ngửa cằm nhẹ lên trên. Kiểm tra 2 bên khí quản dưới yết hầu để tìm bướu. Nếu bướu chuyển động lên xuống khi bạn nuốt nước bọt, có thể bạn đã mắc u tuyến giáp.

Triệu chứng của ung thư tuyến giáp

Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp đều bị u tuyến giáp và không hề xuất hiện triệu chứng. Để chẩn đoán liệu bạn có mắc ung thư tuyến giáp hay không, bác sĩ phải làm xét nghiệm rõ ràng. Một số ít bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp sẽ có triệu chứng bệnh. Nếu khối u đủ lớn, nó có thể gây ra sưng ở cổ, chỗ bị sưng có thể gây ra đau đớn khi nuốt hoặc thở. Vài người có thể sẽ bị khàn giọng.

Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm thế nào để tránh mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ?

Các bệnh về tuyến giáp hầu hết đều không thể phòng tránh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa đó là kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu phát hiện thấy những bất thường ở cổ, hoặc có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, cùng các triệu chứng được nếu ở trên, bạn nên gặp bác sĩ ngay. Việc phát hiện và có biện pháp chữa trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng hỗ trợ bạn ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phát hiện mới: tính toán calo khi giảm cân là sai lầm!

(84)
Đã có nhiều nhận định sai lầm rằng giảm cân vô cùng khó bởi vì calo không chịu mất đi. Thực tế rằng, tiêu hao calo chỉ là 1 phần trong kế hoạch giảm ... [xem thêm]

9 bài tập thở giúp bạn ngủ ngon hơn

(26)
Những bài tập thở không chỉ có tác dụng giải tỏa stress mà còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nếu không muốn dùng thuốc an ... [xem thêm]

Tác dụng của câu kỷ tử đối với sức khỏe mà ít người biết

(95)
Câu kỷ tử thuộc họ quả mọng, thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y nhờ nhiều công dụng đối với sức khỏe, bao gồm tăng cường miễn dịch, đẹp ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân sử dụng vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai

(72)
Việc sử dụng vòng tránh thai là một trong những cách ngừa thai hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, dù được xem là hiệu quả nhưng thực tế, tỷ lệ ngừa thai ... [xem thêm]

Sự thật bất ngờ về các triệu chứng của bệnh đau lưng

(29)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Người bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?

(31)
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho sức khỏe. Bạn nên tìm hiểu xem người mắc bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì để có lựa chọn thích hợp cho ... [xem thêm]

Bệnh thoái hóa cột sống cổ và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

(49)
Bệnh thoái hóa cột sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ) đề cập đến sự phá vỡ kiến ​​trúc bình thường của các thành phần khác nhau của cột sống cổ. ... [xem thêm]

Không nên xem thường khi thấy trẻ sơ sinh sút cân

(14)
Sau khi ra đời, con yêu sẽ giảm vài trăm gram nhưng nếu sút cân theo chiều hướng không ổn định thì trẻ sơ sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.Tình trạng sút ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN