Sơ cứu bầm mắt
Bầm mắt có thể xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, thậm chí có thể là nứt sọ, đặc biệt nếu vùng xung quanh cả 2 mắt đều bị bầm (mắt chồn) hoặc nếu đã có một chấn thương ở vùng đầu.
Tuy đa số các chấn thương bầm mắt không nghiêm trọng, đôi khi có một chấn thương kèm theo ở nhãn cầu đủ để gây chảy máu bên trong mắt. Tụ máu ở phần trước của mắt, gọi là tiền phòng (hyphema), khá nghiêm trọng và có thể làm giảm thị lực hoặc gây chấn thương giác mạc – màng mỏng trong suốt nằm ở phía trước nhãn cầu (mắt). Trong một số trường hợp, sự gia tăng áp lực một cách bất thường trong nhãn cầu (glaucoma) cũng có thể là nguyên nhân. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra nhãn cầu nếu có một chấn thương nào đó gây ra bầm mắt.
Chăm sóc mắt bầm
- Chườm túi lạnh hoặc dùng một túi nước đá đắp vùng quanh mắt. Chú ý không để đè lên mắt. Chườm lạnh ngay lập tức sau khi bị chấn thương để giảm sưng, và tiếp tục trong vòng 24 đến 48 giờ.
- Chú ý những dấu hiệu chứng tỏ có máu ở phần tròng trắng và con ngươi của mắt. Nếu thấy máu ở những phần này, hãy tìm sự trợ giúp khẩn cấp từ một bác sĩ chuyên khoa mắt.
- Hãy tìm đến sự trợ giúp y khoa ngay lập tức nếu bạn gặp những vấn đề về thị lực (ảnh đôi, mờ), đau đớn dữ dội hoặc chảy máu trong mắt hoặc từ mũi.
Tài liệu tham khảo
http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-black-eye/basics/ART-20056675