Dẫn lưu áp xe

(4.47) - 69 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật dẫn lưu áp xe là gì?

Phẫu thuật dẫn lưu áp xe là quá trình rút mủ ra khỏi chỗ áp xe để tổn thương mau lành hơn. Áp xe là một ổ mủ nằm trong cơ thể bạn. Nguyên nhân của áp xe thường là do một ổ nhiễm trùng đã bị hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt, sau đó để lại một ổ dịch và mủ gọi là áp xe.

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật dẫn lưu áp xe?

Bạn nên thực hiện phẫu thuật loại bỏ áp xe hoặc dẫn lưu áp xe nếu ổ áp xe của bạn lớn hơn 1 cm hoặc ổ áp xe đang lớn dần và ngày càng đau đớn hơn.

Sau khi làm phẫu thuật thành công, ổ áp xe sẽ được lấy đi hoàn toàn. Phẫu thuật còn có thể giúp bạn tránh các biến chứng nghiêm trọng mà áp xe có thể gây ra.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật dẫn lưu áp xe?

Nếu áp xe nhỏ (nhỏ hơn 1 cm) bạn có thể điều trị tại nhà. Dùng gạc ấm ép lên vùng da bị áp xe trong khoảng 30 phút 4 lần mỗi ngày có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Bạn không nên cố gắng ép dịch trong áp xe ra bằng cách nhấn hoặc nặn nó. Làm như vậy có thể khiến những chất nhiễm trùng trong ổ áp xe tiến vào sâu hơn trong cơ thể.

Đừng đâm kim tiêm hoặc dụng cụ sắc nhọn khác vào giữa áp xe bởi vì bạn có thể làm tổn thương mạch máu nằm dưới áp xe hoặc làm cho nhiễm trùng lây lan nặng hơn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Biến chứng chung sau phẫu thuật bao gồm:

  • Đau;
  • Chảy máu;
  • Sẹo thiếu thẩm mỹ;
  • Xuất hiện cục máu đông.

Ngoài ra, đối với phẫu thuật dẫn lưu áp xe, áp xe cũng có khả năng tái phát.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật dẫn lưu áp xe?

Nếu ổ áp xe nhỏ, bác sĩ có thể chỉ thực hiện phương pháp gây tê cục bộ. Nhưng trong thực tế, đa số là dùng gây mê toàn thân. Điều quan trọng nhất trước khi phẫu thuật là bạn phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện phẫu thuật dẫn lưu áp xe như thế nào?

Phẫu thuật thường kéo dài từ 10-20 phút. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường trên da, chỗ áp xe. Sau đó bác sĩ sẽ dẫn hết mủ trong áp xe ra ngoài. Một khi mủ được loại bỏ hết, bác sĩ có thể để mở vết thương (tức là không khâu lại) để tránh tình trạng nhiễm trùng. Nếu vết loét sâu bác sĩ sẽ đặt một băng kháng khuẩn lên vùng áp xe.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật dẫn lưu áp xe?

Hầu hết mọi bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ hơn ngay lập tức sau khi áp xe được dẫn lưu ra ngoài.

Nếu bạn vẫn còn đau, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau sử dụng tại nhà trong vòng 1 đến 2 ngày.

Bạn nên cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc uống thuốc.

Các bác sĩ có thể thay băng và vệ sinh lại chỗ bị áp xe cho bạn trong vòng vài ngày đầu.

Bạn phải thông báo với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào bất thường như sốt, nổi mẩn đỏ, sưng, đau nặng hơn.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sinh thiết xuyên phế quản

(39)
Tìm hiểu chungSinh thiết xuyên phế quản là gì?Sinh thiết xuyên phế quản là phương pháp lấy ra một mẫu mô nhỏ từ phổi của bạn. Đây là một phương pháp ... [xem thêm]

Sinh thiết màng phổi bằng kim Abrams

(59)
Tìm hiểu chungSinh thiết màng phổi bằng kim Abrams là gì?Sinh thiết màng phổi là thủ thuật được dùng để lấy đi một mẫu mô của màng phổi rồi đưa đi quan ... [xem thêm]

Nội soi khớp vai

(85)
Định nghĩaNội soi khớp vai là gì?Nội soi khớp (phẫu thuật lỗ khóa) là thủ thuật quan sát cấu tạo bên trong của khớp bằng cách đưa một sợi dây có camera ... [xem thêm]

Cắt một phần tuyến giáp

(36)
Tìm hiểu chungCắt tuyến giáp là gì?Cắt tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp của bạn.Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở cổ ... [xem thêm]

Nội soi lồng ngực

(20)
Định nghĩaNội soi lồng ngực là gì?Nội soi lồng ngực là một thủ thuật được dùng để kiểm tra xem có điều gì bất thường trong khoang màng phổi của bạn ... [xem thêm]

Thoát vị rốn ở trẻ

(16)
Định nghĩaPhẫu thuật thoát vị rốn là gì?Phẫu thuật thoát vị rốn là một loại phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối thoát vị quá lớn hoặc gây đau cho ... [xem thêm]

Gây tê/gây mê khi sinh mổ

(78)
Tìm hiểu chungGây tê/gây mê khi sinh mổ là gì?Gây tê/gây mê khi sinh mổ là một thủ thuật an toàn và hiệu quả. Một trong những thủ thuật gây tê khi mổ lấy ... [xem thêm]

Rút dụng cụ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

(72)
Tìm hiểu chungRút dụng cụ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là gì?Trong các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, bác sĩ thường dùng các dụng cụ làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN