Bạn đã biết gì về phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ?

(4.11) - 20 đánh giá

Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ thực sự không phải là một thủ thuật đơn lẻ. Đó là một thuật ngữ được sử dụng cho một loạt các ca phẫu thuật nhằm mục đích thay đổi ngoại hình của một người để phù hợp với bản sắc giới tính của họ.

Về cơ bản, một người chuyển giới có thể lựa chọn để có được phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ ở khuôn mặt, cơ thể hoặc cả hai.

  • Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ trên khuôn mặt làm thay đổi các đặc điểm nam tính của khuôn mặt, làm chúng trở nên nữ tính hơn bằng thao tác phẫu thuật xương mặt và mô mềm.
  • Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ trên cơ thể bao gồm nhiều thủ thuật như tăng kích thước ngực, loại bỏ tinh hoàn, tạo hình âm đạo, đường cong cơ thể và những vấn đề khác.

Những ai có thể được phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ?

“Ứng cử viên lý tưởng” trong phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ là những người có tình trạng sức khỏe tốt và đang trong giai đoạn trưởng thành về tinh thần. Những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim hoặc thận, rối loạn chảy máu, huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc huyết khối tĩnh mạch không nên thực hiện phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ. Thủ thuật này cũng chống chỉ định ở những người có vấn đề về tâm thần không kiểm soát được hoặc bất kỳ tình trạng khác. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện thủ thuật này.

Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ được thực hiện như thế nào?

Để cho khuôn mặt được nữ tính, bệnh nhân có thể lựa chọn một hoặc một số thủ thuật như phẫu thuật trán, chân tóc, nâng mũi, tạo hình mũi, bơm môi, cắt hàm, phẫu thuật cằm… tùy theo từng trường hợp. Không phải tất cả mọi người đều cần một khuôn mặt hoàn toàn nữ tính.

Về phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ cơ thể, có ba khía cạnh chính định hình đặc điểm nữ tính: vú, mông và eo nhỏ. Đối với thủ thuật này, bác sĩ bơm mông (còn được gọi là nâng mông Brazil), hút mỡ bụng và cấy ghép vú. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một số bệnh nhân cần thay đổi bộ phận sinh dục của họ thông qua phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn (loại bỏ tinh hoàn) và âm đạo (tạo hình âm đạo).

Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ có an toàn không?

Cũng giống như bất kỳ phẫu thuật khác, phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ đi kèm với các nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu và các biến chứng gây mê. Các rủi ro khác có thể bao gồm:

  • Vết thương lành chậm, đặc biệt là dọc theo đường rạch
  • Tích tụ dịch dưới bề mặt da
  • Tích tụ máu bên ngoài mạch máu
  • Thay đổi cảm giác da hoặc giảm cảm giác
  • Mô hoại tử, mô bị hư hỏng hoặc chết trong âm đạo và âm hộ
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi
  • Một lỗ rò hoặc nối thông giữa bàng quang hoặc ruột và âm đạo

Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể không hài lòng với ngoại hình mới của mình. Những vết sẹo từ phẫu thuật có thể mờ dần theo thời gian, nhưng chúng không thể biến mất hoàn toàn. Một vài trường hợp có thể bị mất hưng phấn tình dục. Hơn nữa, một số thủ thuật nữ hóa có thể dẫn đến vô sinh.

Nói chung, quyết định phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ là một phẫu thuật rất cá nhân. Bạn sẽ phải cân nhắc rất cẩn thận để xem những lợi ích có thể vượt quá những rủi ro và xem có đáng giá không (thể chất, tâm lý và tài chính). May mắn thay, nghiên cứu cho thấy phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ thường tạo ra một tác động tích cực đến sức khỏe của người chuyển giới. Để có được kết quả tối ưu, bạn nên theo dõi chăm sóc sau phẫu thuật dài hạn và sau khi điều trị.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chứng sợ ma: Nỗi ám ảnh khiến bạn luôn bất an

(43)
Chứng sợ ma (phasmophobia) khiến bạn luôn cảm thấy bất an, hoảng loạn và ám ảnh về sự tồn tại của một hình bóng lảng vảng xung quanh. Liệu có cách hết ... [xem thêm]

Các loại vi khuẩn có lợi trong thực phẩm

(75)
Không phải tất cả các loại vi khuẩn đều có hại. Có những lợi khuẩn tồn tại trong thực phẩm giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa của người dùng.Nhiều ... [xem thêm]

Nguy cơ mất thị lực ở người đái tháo đường

(46)
Bệnh về mắt có thể gây suy giảm thị lực. Một số các nguyên nhân gây ra suy giảm thị lực bao gồm: tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, glaucoma hoặc tổn ... [xem thêm]

Điều gì đang giết chết cuộc yêu của bạn?

(34)
Khi nàng không có hứng thú làm chuyện ấy, bạn nên xem xét lại chính bản thân mình thay vì tiếp tục đòi hỏi hay ghen tuông vô cớ khiến mối quan hệ ngày càng ... [xem thêm]

Mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn khi đi du lịch

(32)
Cho dù bạn đang đi du lịch với bạn bè ở khu nghỉ mát hoặc đi công tác và ở trong khách sạn thì từ tác động từ chiếc giường ngủ, nơi ở, âm thanh và ... [xem thêm]

Cảnh báo về tập thể dục khi mang thai

(51)
Nhiều bà bầu vẫn duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ, bạn nên tránh bất kỳ hoạt động nào ... [xem thêm]

Bao lâu sau quan hệ thì bạn có thể thử thai?

(93)
Nhiều người gửi câu hỏi cho Chúng tôi rằng sau quan hệ bao lâu thì bạn có thể biết mình có thai? Bạn thân mến, để phán đoán rằng có mang thai hay không, ... [xem thêm]

5 thói quen giúp gắn kết gia đình giữa bố mẹ và con cái

(90)
Muốn hình thành bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào, bạn cần có thời gian để xây dựng. Tương tự vậy, muốn gắn kết gia đình, tạo sợi dây liên kết với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN