Rễ đen

(3.89) - 10 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rễ đen dùng để làm gì?

Cây rễ đen được sử dụng làm thuốc an thần, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng và là một loại thuốc dưỡng da để giảm vàng da. Nó thường được dùng cho các bệnh rối loạn về thận và túi mật. Cây rễ đen có thể gây nôn mửa nên ngày nay ít được sử dụng.

Cơ chế hoạt động của rễ đen là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy cây rễ đen có thể làm tăng chất dịch từ túi mật vào hệ tiêu hóa.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của rễ đen là gì?

Bạn có thể dùng 1-2 muỗng cà phê cây rễ đen phơi khô pha với nước nóng và ngâm trong vòng 15 phút để làm trà.

Liều dùng của cây rễ đen có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây rễ đen có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của rễ đen là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Rễ cây phơi khô hoặc rễ cây tươi;
  • Chiết xuất.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng rễ đen?

Bạn có thể có một số tác dụng phụ từ việc sử dụng cây rễ đen như:

  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Nôn mửa, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, phân bị thay đổi màu;
  • Nhiễm độc gan khi dùng số lượng lớn lá cây khô.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng rễ đen bạn nên biết những gì?

Nếu bạn có bệnh về túi mật như bị sỏi mật hoặc bị tắc ống mật, bạn không nên dùng cây rễ đen.

Cây rễ đen có thể gây kích thích đường ruột, làm nôn mửa, nhuận tràng và lợi tiểu. Vì vậy, nếu bạn có các rối loạn về tiêu hóa như viêm đại tràng hay bệnh Crohn, không nên dùng vị thuốc này.

Không nên dùng cây rễ đen đối với người bị bệnh trĩ hoặc phụ nữ có đang có kinh nguyệt vì thuốc sẽ làm cho hệ bài tiết hoạt động mạnh hơn, gây khó chịu cho người bệnh.

Những quy định cho cây rễ đen ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây rễ đen nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của rễ đen như thế nào?

Bạn không nên dùng rễ cây tươi qua đường miệng. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng rễ cây có thể gây ra sẩy thai hoặc thai dị tật, dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Tuy nhiên, để an toàn, bạn không nên dùng thuốc cho người mang thai và đang cho con bú. Hiện vẫn chưa có đủ thông tin về tác dụng của thuốc với trẻ sơ sinh.

Rễ đen có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây rễ đen.

Thuốc từ cây rễ đen có thể tương tác với các loại thuốc khác như: atropine, các thuốc lợi tiểu, nhuận tràng và thuốc chữa các bệnh về đường trong máu.

Cần chú ý nghiên cứu kỹ tác dụng của các loại thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là các tác dụng phụ của một số thuốc có thể gây nhiễm độc gan khi dùng chung với cây rễ đen.

Cây rễ đen có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gan, xét nghiệm thành phần máu như kiềm và kali.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng không ngờ của wasabi

(53)
Tên thông thường: wasabiTên khoa học: Eutrema japonicumTác dụngTác dụng của wasabi là gì?Wasabi là một loại cây trồng có nguồn gốc từ Nhật Bản, chủ yếu ... [xem thêm]

Những điều cần biết về thành phần dinh dưỡng của đậu nành

(78)
Từ ngàn xưa, người châu Á đã sử dụng đậu nành như một nguyên liệu quen thuộc để chế biến các món ăn và loại đồ uống khác nhau. Thành phần dinh ... [xem thêm]

Cây sầu đâu là thảo dược gì?

(32)
Tên thông thường: cây sầu đâu, neem, sầu đông, xoan Ấn ĐộTên khoa học: Azadirachta indicaTên tiếng Anh: neem treeTìm hiểu chung về cây sầu đâuCây sầu đâu trị ... [xem thêm]

Quercetin

(47)
Tên khoa học : 3,3′,4’5,7-Penthydroxyflavone, Bioflavonoid, Bioflavonoid Complex, Bioflavonoid Concentrate, Bioflavonoid Extract, Bioflavonoïde, Bioflavonoïde de Citron, Bioflavonoïdes de ... [xem thêm]

Cây phỉ là thảo dược gì?

(15)
Tên thông thường: cây phỉ, Avellano de Bruja, Café du Diable, Hamamelis, Hamamélis, Hamamélis de Virginie, Hamamelis virginiana, Hazel, Noisetier des Sorcières, Snapping Tobacco Wood, ... [xem thêm]

Goat’s Rue là thảo dược gì?

(31)
Tên thông thường: Goat’s Rue, Faux-Indigo, French Honeysuckle, French Lilac, Galega, Galéga, Geissrautenkraut, Goat’s Rue Herb, Italian Fitch, Lavanèse, Lilas d’Espagne, Lilas Français, ... [xem thêm]

DMSO

(34)
Tên thông thường: Dimethylis Sulfoxidum, Dimethyl Sulfoxide, Dimethyl Sulphoxide, Dimethylsulfoxide, Diméthylsulfoxyde, Dimetilsulfóxido, Methyl Sulphoxide, NSC-763, SQ-9453, Sulfoxyde de ... [xem thêm]

Kế sữa là thảo dược gì?

(58)
Tên khoa học: Silybum marianumTìm hiểu chungKế sữa dùng để làm gì?Kế sữa được uống để điều trị chứng rối loạn gan và tổn thương gan, chẳng hạn như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN