Bupropion

(3.96) - 60 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của bupropion là gì?

Bupropion được sử dụng để điều trị trầm cảm. Bupropion có thể cải thiện tâm trạng và cảm xúc tích cực của bạn. Thuốc giúp khôi phục lại sự cân bằng các hóa chất tự nhiên nhất định (chất dẫn truyền thần kinh) trong não bộ của bạn.

Bupropion cũng có thể được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hoặc giúp bỏ hút thuốc lá bằng cách giảm cơn thèm thuốc và giảm các triệu chứng cai thuốc. Thuốc này cũng có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị rối loạn lưỡng cực (giai đoạn trầm cảm).

Bạn nên dùng bupropion như thế nào?

Uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn, thường ba lần mỗi ngày. Nếu bạn bị khó chịu ở dạ dày, bạn có thể uống thuốc cùng với thức ăn. Điều quan trọng là thời gian giữa các liều cách nhau ít nhất 6 giờ hoặc phải uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ bị động kinh.

Đừng uống nhiều hay ít thuốc hơn, hoặc uống thường xuyên hơn so với hướng dẫn. Uống nhiều hơn liều khuyến cáo của bupropion có thể làm tăng nguy cơ động kinh. Đừng uống nhiều hơn 150 mg/lần, và không uống nhiều hơn 450 mg mỗi ngày.

Liều lượng thuốc được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với điều trị của bạn. Liều thuốc của bạn có thể được tăng lên từ từ để hạn chế tác dụng phụ (như mất ngủ) và để giảm nguy cơ co giật. Để tránh khó ngủ, không dùng thuốc này quá gần giờ đi ngủ. Hãy báo với bác sĩ nếu bạn bị mất ngủ.

Uống thuốc thường xuyên để thuốc phát huy tác dụng cao nhất. Để giúp bạn nhớ, sử dụng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày.

Đừng ngưng dùng bupropion mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số bệnh có thể trở nên nặng hơn nếu bạn ngừng thuốc đột ngột. Liều thuốc của bạn có thể cần phải được giảm dần dần.

Mất khoảng 4 tuần hoặc hơn để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng. Tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc diễn tiến nặng hơn.

Bạn nên bảo quản bupropion như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng bupropion cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trầm cảm

Bupropion hydrochloride:

Viên nén phóng thích ngay lập tức (Wellbutrin (R)):

  • Liều khởi đầu:100mg, uốnghai lần một ngày, nếucần thiết sau 3 ngày, tăng lên 100 mg, uốngbalần một ngày.

Viên nén phóng thích kéo dài (Wellbutrin SR (R)):

  • Liều khởi đầu:150mg uốngmỗi ngày một lầnvào buổi sáng, nếucần thiết sau 3 ngày, tăng lên 150 mg, uốnghai lần một ngày.

Viên nén phóng thích kéo dài (Wellbutrin XL (R)):

  • Liều khởi đầu:150mg uốngmỗi ngày một lầnvào buổi sáng,nếucần thiết sau 4 ngày, tăng lên 300 mg, uốngmột lần một ngày.

Bupropion hydrobromide:

Viên nén phóng thích kéo dài (Aplenzin (R)):

  • Liều khởi đầu:175mg uốngmỗi ngày một lầnvào buổi sáng,nếucần thiết sau 4 ngày, tăng lên 348 mg, uốngmột lần một ngày

Liều dùng thông thường cho người lớn để hỗ trợ ngừng hút thuốc

Bupropion hydrochloride (Zyban (R)):

  • Liều khởi đầu:150mg uốngmột lần mộtngày trong 3 ngày, tăng lên 150mg, uốnghai lần một ngày.

Liều dùng bupropion cho trẻ em là gì?

Trẻ em nặng hơn 20 kg: Liều khởi đầu: 1 mg/kg hằng ngày, chia làm 2 – 3 lần. Sau 3 ngày, có thể tăng lên 3 mg/kg hằng ngày, chia làm 2 – 3 lần trước ngày thứ 7, sau đó tăng lên 6 mg/kg, chia làm 2 – 3 lần hoặc 300 mg trước tuần thứ 3 của quy trình điều trị.

Hoặc, liều khởi đầu: 37,5 hoặc 50 mg hai lần mỗi ngày và sau 2 tuần, có thể tăng lên tối đa 250 mg mỗi ngày (300 mg – 400 mg với thiếu niên).

Liều cho trẻ em mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể trong khoảng 50 – 100 mg 3 lần mỗi ngày với thuốc viên nén cơ bản, hoặc 100 – 150 mg hai lần mỗi ngày với viên nén phóng thích kéo dài.

Bupropion có những dạng và hàm lượng nào?

Bupropion có các dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, thuốc uống, dạng hydrochloride: 75 mg, 100 mg.
  • Viên nén phóng thích kéo dài 12 tiếng, thuốc uống: 150 mg.
  • Viên nén phóng thích kéo dài 12 tiếng, thuốc uống, dạng hydrochloride: 100 mg, 150 mg, 200 mg.
  • Viên nén phóng thích kéo dài 24 tiếng, thuốc uống, dạng hydrobromide: 174 mg, 348 mg, 522 mg.
  • Viên nén phóng thích kéo dài 12 tiếng, thuốc uống, dạng hydrochloride: 150 mg, 300 mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bupropion?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng bao gồm: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Báo với bác sĩ bất kỳ triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn như : thay đổi tâm trạng hoặc hành vi, lo lắng, hoảng loạn, khó ngủ, hoặc nếu bạn cảm thấy bốc đồng, dễ bị kích thích, kích động, thù địch, hiếu chiến, bồn chồn, hiếu động thái quá (về tinh thần hoặc thể chất), chán nản hơn, hay có những suy nghĩ về tự tử hoặc làm tổn thương chính mình.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Co giật.
  • Tim đập nhanh.
  • Sốt, sưng các tuyến, nổi mẩn, ngứa, đau khớp, hoặc cảm giác bị bệnh nói chung.
  • Nhầm lẫn, khó tập trung, ảo giác, hành vi hoặc suy nghĩ khác thường.
  • Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, cảm giác mắt trở nên nóng rát, đau da, phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc cơ thể phía trên) và gây phồng rộp, bong tróc.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Khô miệng, buồn nôn, đau bụng;
  • Đau đầu, chóng mặt, ù tai;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Đau họng, đau cơ;
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da, tăng tiết mồ hôi, đi tiểu nhiều hơn;
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn, tăng hoặc giảm cân.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng bupropion bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng bupropion, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bupropion, bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần nào trong viên thuốc bupropion.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng chất ức chế monoamine oxidase (IMAO) như isocarboxazid (Marplan), linezolid (Zyvox), xanh methylen, phenelzine (Nardil), selegilin (ELDEPRYL, Emsam, Zelapar), và tranylcypromin (PARNATE) hoặc nếu bạn đã ngừng dùng thuốc ức chế monoamine oxidase trong vòng 14 ngày qua. Bác sĩ có thể sẽ không cho bạn dùng bupropion.
  • Không dùng nhiều hơn một thuốc chứa bupropion tại cùng một thời điểm. Bạn có thể uống quá nhiều thuốc và có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Báo với bác sĩ và dược sĩ những loại thuốc kê toa hoặc không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng và thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Chắc chắn đề cập đến các thuốc sau: amantadine (Symmetrel); thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin), labetalol (Normodyne), metoprolol (Lopressor, Toprol XL), nadolol (Corgard), và propranolol (Inderal); cimetidine (Tagamet); clopidogrel (Plavix); cyclophosphamide (Cytoxan, Neosar); efavirenz (Sustiva, trong Atripla); insulin hoặc thuốc tiểu đường; thuốc trị rối loạn nhịp tim như flecainide (Tambocor) và propafenone (Rythmol); thuốc tâm thần như haloperidol (Haldol), risperidone (Risperdal), và thioridazine (Mellaril); thuốc động kinh như carbamazepine (Tegretol), phenobarbital (Luminal, Solfoton), và phenytoin (Dilantin); levodopa (Sinemet, Larodopa) ; lopinavir và ritonavir (Kaletra); nelfinavir (Viracept); miếng dán nicotin; steroid đường uống như dexamethasone (Decadron, Dexone), methylprednisolone (Medrol), và prednisone (Deltasone); orphenadrine (Norflex); thuốc chống trầm cảm khác như citalopram (Celexa), desipramine (Norpramin), fluoxetine (Prozac, Sarafem, trong Symbyax), fluvoxamine (Luvox), imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), paroxetin (Paxil) và sertraline (Zoloft) ; ritonavir (Norvir); thuốc an thần; thuốc ngủ; tamoxifen (Nolvadex, Soltamox); theophylline (Theobid, Theo-Dur, các thuốc khác); thiotepa; và ticlopidine (Ticlid). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng bị động kinh, chán ăn tâm thần (một rối loạn ăn uống) hoặc ăn vô độ (một chứng rối loạn ăn uống). Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn uống một lượng lớn rượu nhưng phải ngừng uống rượu đột ngột hoặc bạn uống thuốc an thần nhưng đột nhiên ngưng uống thuốc đột ngột. Bác sĩ có thể sẽ không chỉ định cho bạn dùng bupropion.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn uống nhiều rượu, sử dụng ma túy, hoặc lạm dụng thuốc kê toa và nếu bạn đã bị nhồi máu cơ tim; chấn thương vùng đầu; một khối u trong não hoặc cột sống; tăng huyết áp; bệnh tiểu đường; hoặc bệnh gan, thận, hoặc tim.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng bupropion, báo ngay cho bác sĩ.
  • Hãy nhớ rằng bupropion có thể làm cho bạn buồn ngủ. Đừng lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi bạn biết được bupropion ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
  • Hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại đồ uống có cồn trong khi bạn đang dùng bupropion. Rượu có thể khiến các tác dụng phụ của bupropion trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hãy nhớ rằng bupropion có thể gây tăng huyết áp. Bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp của bạn trước khi bắt đầu điều trị và thường xuyên trong khi bạn đang uống thuốc này, đặc biệt nếu bạn cũng đang sử dụng liệu pháp thay thế nicotine.
  • Hãy nhớ rằng bupropion có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp góc đóng (tình trạng các chất dịch đột nhiên bị chặn và không thể thoát ra ngoài mắt, từ đó gia tăng áp lực nhanh chóng lên mắt, có thể gây mù lòa hoặc suy giảm thị lực). Hỏi bác sĩ liệu bạn có nên kiểm tra mắt trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc này không. Nếu bạn bị buồn nôn, đau mắt, thay đổi về thị lực, như nhìn thấy vòng tròn nhiều màu sắc quanh ánh đèn, mắt hoặc xung quanh mắt bị sưng, đỏ, gọi bác sĩ hoặc cấp cứu ngay.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Bupropion có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một vài thuốc có thể tương tác với bupropion như pimozide, tamoxifen.

Dùng các chất ức chế monoamine oxidase với bupropion có thể gây ra các tương tác thuốc nguy hiểm có thể gây tử vong. Tránh dùng các chất ức chế monoamine oxidase (isocarboxazid, linezolid, methylene blue, moclobemide, phenelzine, procarbazine, rasagiline, selegiline, tranylcypromine) trong thời gian bạn đang dùng bupropion. Phần lớn các thuốc ức chế monoamine oxidase không nên được sử trong vòng 2 tuần trước và sau khi điều trị với bupropion. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi nào bạn nên bắt đầu hoặc ngưng dùng thuốc.

Bupropion có thể ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm y khoa nhất định (như chụp cắt lớp não để chẩn đoán Parkinson, xét nghiệm nước tiểu để tìm chất kích thích), thuốc có thể gây ra các kết quả sai lệch. Hãy báo với kỹ thuật viên xét nghiệm và các bác sĩ rằng bạn đang dùng bupropion khi thực hiện xét nghiệm.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới bupropion không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Việc dùng bupropion với các thực phẩm sau thường không được khuyến khích, tùy trường hợp đặc biệt. Nếu sử dụng cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng thuốc hoặc hướng dẫn bạn cách sử dụng các thực phẩm, rượu, thuốc lá.

  • Rượu.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến bupropion?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

  • Uống rượu, ngưng uống đột ngột.
  • Dị dạng động mạch hoặc tĩnh mạch.
  • Có khối u não hoặc nhiễm trùng
  • Có tiền sử rối loạn ăn uống (ví dụ, chán ăn, ăn vô độ).
  • Chấn thương đầu nghiêm trọng.
  • Có tiền sử rối loạn co giật.
  • Dùng thuốc động kinh, đột ngột ngừng thuốc (ví dụ, carbamazepine (Tegretol®), phenobarbital, phenytoin (Dilantin®)).
  • Dùng thuốc ngủ hoặc an thần, đột ngột ngừng thuốc (ví dụ, alprazolam (Xanax®), lorazepam (Ativan®), temazepam (Restoril®), triazolam (Halcion®)).
  • Đột quỵ nặng – Không dùng nếu bạn đã từng bị đột quỵ.
  • Rối loạn lưỡng cực hoặc có nguy cơ.
  • Tăng nhãn áp, góc đóng.
  • Tăng huyết áp.
  • Hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.
  • Rối loạn tâm thần.
  • Tâm thần phân liệt – Thận trọng khi dùng. Thuốc có thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
  • Tiểu đường.
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy.
  • Hạ đường huyết.
  • Hạ natri máu.
  • Giảm oxy máu.
  • Bệnh gan, nặng – Có thể làm các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tác dụng của thuốc có thể tăng lên do quá trình đào thải thuốc diễn ra chậm hơn.
  • Bệnh thận.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bineurox

(50)
Tên gốc: gabapentinPhân nhóm: thuốc chống co giật/thuốc trị đau do bệnh lý thần kinhTên biệt dược: BineuroxTác dụng của thuốc BineuroxTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Methyl Salicylate + Menthol + Camphor + Capsaicin

(56)
Tác dụngTác dụng của Methyl Salicylate + Menthol + Camphor + Capsaicin là gì?Methyl Salicylate + Menthol + Mamphor + Capsaicin được sử dụng để điều trị các cơn đau và ... [xem thêm]

Niacin + lovastatin

(63)
Tên gốc: niacin + lovastatinPhân nhóm: thuốc trị rối loạn lipid máuTác dụng của niacin + lovastatinTác dụng của niacin + lovastatin là gì?Sự kết hợp thuốc niacin + ... [xem thêm]

Thuốc Lysivit®

(79)
Tên gốc: l – lysine, vitamin B1, B6, B12Tên biệt dược: Lysivit®Phân nhóm: vitamin & khoáng chất trong nhi khoaTác dụngTác dụng của thuốc Lysivit® là gì?Thuốc Lysivit® ... [xem thêm]

Thuốc benzathin penicillin G

(62)
Tên gốc: dibenzylethylendiamin, penicillin G benzathine.Phân nhóm: penicillinTên biệt dược: Bicillin L-A®Tác dụngTác dụng của thuốc benzathin penicillin G là gì?Benzathin ... [xem thêm]

Thuốc trospium

(64)
Tên gốc: trospiumTên biệt dược: Sanctura®, Sanctura® XR, Regurin®Phân nhóm: các thuốc tiết niệu–sinh dục khácTác dụngTác dụng của thuốc trospium là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Esomeprazol STADA® 20mg

(16)
Tên gốc: esomeprazoleTên biệt dược: Esomeprazol STADA® 20mgPhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTác dụngTác dụng của thuốc Esomeprazol STADA® ... [xem thêm]

Thuốc Lactulose STADA®

(89)
Tên gốc: lactuloseTên biệt dược: Lactulose STADA®Phân nhóm: thuốc nhuận trường, thuốc xổTác dụngTác dụng của thuốc Lactulose STADA® là gì?Thuốc Lactulose STADA® ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN