Quả sơ ri là thảo dược gì?

(4.22) - 77 đánh giá

Tên thường gọi: quả sơ ri, Acérola, Acerola Cherry, Barbados Cherry, Cerise des Antilles, Cerise de la Barbade, Puerto Rican Cherry, West Indian Cherry

Tên khoa học: Malpighia glabra, M. Emarginata

Tác dụng

Quả sơ ri dùng để làm gì?

Quả sơ ri thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • Thiếu vitamin C;
  • Bệnh Scurvy (do thiếu vitamin C);
  • Bệnh lý về tim mạch;
  • Xơ vữa động mạch (quả sơ ri giúp bền thành mạch);
  • Bệnh lý đông máu (quả sơ ri hỗ trợ trị các khối máu đông);
  • Ung thư;
  • Cảm lạnh thông thường;
  • Loét do áp lực (đối với các bệnh nhân bị bệnh lý tê liệt, áp lực liên tục lên da tăng, ép chặt các mạch máu nhỏ);
  • Chảy máu trong mắt (xuất huyết võng mạc);
  • Sâu răng;
  • Viêm nướu;
  • Trầm cảm;
  • Sốt;
  • Hội chứng collagen.

Quả sơ ri có thể được kê cho các mục đích khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng quả sơ ri.

Cơ chế hoạt động của quả sơ ri là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng quả sơ ri. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng quả sơ ri có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, thiamine, riboflavin và niacin.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho quả sơ ri là gì?

Liều dùng của quả sơ ri có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Thông thường, bạn có thể dùng 1 viên nang mỗi ngày, uống với nước. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của quả sơ ri là gì?

Quả sơ ri được bào chế dưới dạng viên nang với hàm lượng 500mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng quả sơ ri ?

Các tác dụng phụ khi dùng quả sơ ri gồm: buồn nôn, co thắt dạ dày, buồn ngủ, mất ngủ, tiêu chảy (khi dùng liều cao).

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có thắc mắc về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc chuyên gia về dược liệu.

Thận trọng

Trước khi dùng quả sơ ri, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú. Bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của quả sơ ri hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng quả sơ ri với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của quả sơ ri như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Chưa có đủ thông tin về mức độ an toàn khi sử dụng quả sơ ri trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật:

Bạn nên ngưng sử dụng quả sơ ri hai tuần trước khi phẫu thuật.

Tương tác

Quả sơ ri có thể tương tác với những yếu tố nào?

Quả sơ ri có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với quả sơ ri bao gồm:

  • Fluphenazine (Prolixin®). Quả sơ ri có thể làm giảm tác dụng của fluphenazine;
  • Warfarin (Coumadin®). Quả sơ ri có thể làm giảm tác dụng của warfarin, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Bạn cần kiểm tra mạch máu thường xuyên. Liều dùng warfarin trong một số trường hợp cần được thay đổi nếu dùng chung với quả sơ ri;
  • Estrogen. Vitamin C trong quả sơ ri có thể tăng khả năng hấp thụ estrogen của cơ thể, do đó, làm tăng các tác dụng cũng như tác dụng phụ của estrogen. Bạn nên thận trọng với các thuốc chứa estrogen như estrogen liên hợp (Premarin®), ethinyl estradiol, estradiol và các thuốc khác.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng quả sơ ri. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rhodiola Rosea là thảo dược gì?

(75)
Tên thông thường: Arctic Root, Extrait de Rhodiole, Golden Root, Hongjingtian, King’s Crown, Lignum Rhodium, Orpin Rose, Racine d’Or, Racine Dorée, Racine de Rhadiola, Rhodiola rosea, ... [xem thêm]

Black bryony là thảo dược gì?

(20)
Tìm hiểu chungBlack bryony dùng để làm gì?Black bryony là một loại cây có rễ được dùng để làm thuốc.Mặc dù có những lo ngại về tính an toàn, một số ... [xem thêm]

Cây dưa đắng là thảo dược gì?

(91)
Tên thông thường: Alhandal, Bitter Apple, Bitter CucumberTên khoa học: Citrullus colocynthisTác dụngCây dưa đắng dùng để làm gì?Cây dưa đắng được sử dụng để ... [xem thêm]

Chiết xuất đường bơ

(75)
Tìm hiểu chungChiết xuất đường bơ dùng để làm gì?Chiết xuất đường bơ là một chất chiết xuất từ quả bơ và được sử dụng làm thuốc.Người ta lấy ... [xem thêm]

Rau đắng đất

(64)
Tên thường gọi: Rau đắng đất, rau đắng lá vòngTên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A. DC.; Mollugo oppositifolia L.Họ: Rau đắng đất (Aizoaceae)Tổng quanTìm hiểu ... [xem thêm]

Ribose

(18)
Tên thông thường: Beta-D-ribofuranose, D-ribosa, D-ribose, Ribosa.Tên khoa học: RiboseTìm hiểu chungRibose dùng để làm gì?Ribose là một loại đường được cơ thể sản ... [xem thêm]

Cám mì

(14)
Tên thông thường: Cám mìTên khoa học: Triticum aestivumTác dụngCám mì dùng để làm gì?Vỏ ngoài của hạt (cám) lúa mì được sử dụng để sản xuất thuốc.Cám ... [xem thêm]

Dược liệu Tang bạch bì

(42)
Tên thường gọi: Tang bạch bìTên khác: Tang căn bạch bì, sinh tang bì, chích tang bì, phục xà bì, mã ngạch bì, yến thực tằm, duyên niên quyển tuyết.Tên khoa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN