Phương pháp điều trị tật bàn chân vẹo cho trẻ

(3.88) - 61 đánh giá

Tật bàn chân vẹo là một trong những dị tật thường gặp ở trẻ em, bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ mang lại kết quả ngoài mong đợi.

Khi phát hiện bé yêu có những dấu hiệu của tật vẹo bàn chân, hẳn bố mẹ sẽ rất lo lắng và băn khoăn về cách điều trị. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về phương pháp điều trị cho căn bệnh này nhé!

Điều trị tật bàn chân vẹo như thế nào?

Hầu hết trẻ sơ sinh bị tật bàn chân vẹo cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bé nên được bắt đầu điều trị trong vòng một hoặc hai tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, điều trị vẫn có thể mang lại hiệu quả nếu các bác sĩ bắt đầu tiến hành ở thời điểm sau đó.

Phương pháp Ponseti được xem là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh nhi mắc tật bàn chân vẹo. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng nắn chân của bé và đặt nó vào nẹp để giữ chân cố định ở tư thế bình thường. Bố mẹ cần đưa con đi khám định kỳ mỗi tuần trong khoảng một vài tháng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh nẹp sau mỗi lần, và tư thế chân của bé sẽ được cải thiện từ từ mỗi lần cho đến khi trở lại bình thường.

Bác sĩ sẽ đặt nhiều nẹp vào chân bé, trung bình khoảng 5−6 nẹp được sử dụng trong suốt quá trình điều trị. Số lượng chính xác tùy thuộc vào mức độ vẹo của bàn chân. Đôi khi giữa lần nẹp thứ 4 hoặc thứ 5, bác sĩ sẽ tiến hành các cuộc phẫu thuật nhỏ cho các bé để giải phóng gân Achilles ở phía sau gót chân. Phẫu thuật này có thể được thực hiện đơn giản bằng phương pháp gây tê cục bộ.

Bé cần đeo nẹp khác trong vòng 3 tuần để giúp chữa lành gân. Sau đó, bé cần mang một loại giày đặc biệt để cố định chân và mắt cá ở đúng vị trí. Loại giày này được thiết kế với những sợi kim loại giúp giữ chân vững chắc từ cổ chân, gót và bàn chân. Mặc dù nghe có vẻ khó chịu cho bé nhưng việc mang giày này rất cần thiết, giúp bé hoàn toàn lành lặn để đi lại được bình thường.

Bé cần mang giày 23 giờ mỗi ngày trong 2 hoặc 3 tháng đầu. Sau đó, bé chỉ cần mang vào ban đêm và lúc ngủ trưa cho đến khi bé được 4 hoặc 5 tuổi. Việc tuân thủ điều trị trong một thời gian dài như vậy có thể sẽ là một thách thức, nhưng nó mang lại lợi ích cho em­­ bé của bạn rất nhiều. Nếu không, bàn chân của bé có thể tái phát trở về tư thế bị tật ban đầu.

Khoảng 30% các trường hợp tái phát nếu bố mẹ ngừng sử dụng giày đặc biệt cho bé để điều trị khi trẻ lên 3 tuổi. Việc ngưng mang giày chỉ vài giờ một ngày hoặc qua đêm làm cho nguy cơ tái phát cao hơn. Phương pháp Ponseti được xem là có hiệu quả trong việc điều trị cho bé bị chân khoèo. Phương pháp này giúp điều chỉnh chân của các bé bị tật với khả năng thành công đến 80 – 90%.

Nếu việc điều trị Ponseti không phù hợp với em bé của bạn hoặc nếu nó không hiệu quả thì một lựa chọn khác để điều trị cho bé là liệu pháp vật lý trị liệu. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ thực hiện các bài tập và phương pháp căng duỗi để sửa lại vị trí của bàn chân.

Việc phát hiện và điều trị sớm là điều hết sức cần thiết với các bé mắc tật bàn chân vẹo. Bố mẹ có thể tham khảo những thông tin trên để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trà nhân sâm: Thức uống vừa bổ dưỡng lại giúp hâm nóng chuyện ấy

(16)
Tác dụng của trà nhân sâm không chỉ giúp làm đẹp và bồi bổ sức khỏe mà còn cải thiện chuyện ấy một cách tự nhiên. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng ... [xem thêm]

“Xì hơi” nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh?

(87)
Chúng ta vẫn thường xem việc xì hơi (hay còn gọi là trung tiện, dân dã hơn là đánh rắm) là một vấn đề khá tế nhị và xấu hổ. Tuy nhiên, liệu việc “xì ... [xem thêm]

5 điều nên biết khi chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành

(14)
Lần đầu tiên chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành, bạn sẽ cảm thấy bối rối và rất lo lắng vì có quá nhiều rủi ro ở phía trước… Làm sao để ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các thăm khám và xét nghiệm thường quy trong thai kỳ

(21)
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm thường quy để đảm bảo sức khỏe của bạn và bé cưng. Trong số những xét nghiệm ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ

(77)
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết tăng trong thời kỳ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến ... [xem thêm]

Lười đánh răng – nguyên nhân chính dẫn đến viêm nướu

(82)
Bệnh nướu răng (hay còn gọi là nha chu) là một dạng nhiễm trùng các mô bao quanh và nâng đỡ, hỗ trợ răng của bạn. Đây là nguyên nhân chính gây mất răng ở ... [xem thêm]

Quy trình chẩn đoán bệnh vẩy nến

(11)
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh vẩy nến, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định. Bệnh vẩy nến là một rối loạn da mãn tính thường gây ra ... [xem thêm]

Bệnh lở miệng (giộp môi) và những điều cần biết

(20)
Bệnh lở miệng (giộp môi) là những tổn thương đau nhức xuất hiện quanh vùng miệng. Đây là một dạng nhiễm trùng gây ra bởi virus Herpes Simplex loại 1 (HSV-1). ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN