Phục hồi chức năng sau đột quỵ

(4.17) - 17 đánh giá

Khi những khủng hoảng tức thời của cơn đột quỵ đã qua đi và bạn đã ổn định về mặt sức khỏe (bệnh lý), hãy xem xét các liệu pháp phục hồi chức năng với sự trợ giúp từ bác sĩ của bạn.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là gì?

Sau một cơn đột quỵ, có thể bạn phải thay đổi hoặc phải học lại cách sống hằng ngày. Chương trình phục hồi chức năng có thể giúp khắc phục một số hậu quả của đột quỵ.
Mục tiêu của phục hồi chức năng là làm tăng khả năng sống độc lập, cải thiện các chức năng vận động và giúp bạn có chất lượng cuộc sống vừa ý sau khi bị đột quỵ. Một mục tiêu nữa là giúp bạn thay đổi lối sống để phòng ngừa một cơn đột quỵ khác.

Những người cùng tham gia chương trình phục hồi chức năng

Nhóm phục hồi chức năng của bạn có thể bao gồm:

  • Bác sĩ phục hồi chức năng: bác sĩ y khoa chuyên về phục hồi chức năng.
  • Kỹ thuật viên vật lý trị liệu (physical therapist): nhân viên trị liệu giúp cải thiện khả năng di chuyển, tăng sự độc lập của bệnh nhân sau đột quỵ để phục hồi những khiếm khuyết lớn trong vận động và cảm giác, như đi đứng, giữ thăng bằng và phối hợp các động tác.
  • Kỹ thuật viên liệu pháp kỹ năng (occupational therapist): nhân viên trị liệu chuyên giúp bệnh nhân sau đột quỵ thiết lập lại những kỹ năng trong hoạt động thường ngày như tắm, làm vệ sinh và mặc quần áo.
  • Y tá phục hồi chức năng: y tá điều phối các nhu cầu hỗ trợ y tế của bệnh nhân sau đột quỵ trong suốt quá trình phục hồi chức năng.
  • Kỹ thuật viên liệu pháp ngôn ngữ: chuyên gia giúp phục hồi lời nói và khả năng ngôn ngữ cũng như điều trị các rối loạn về khả năng nuốt.
  • Kỹ thuật viên liệu pháp giải trí: chuyên gia giúp điều chỉnh các hoạt động mà người bệnh đã dùng để giải trí trước khi bị đột quỵ. Họ cũng có thể giới thiệu cả những hoạt động giải trí mới.
  • Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý: chuyên gia giúp bệnh nhân sau đột quỵ thích ứng với những thử thách về cảm xúc và những hoàn cảnh mới của cuộc sống.
  • Chuyên gia tư vấn phục hồi chức năng nghề nghiệp: chuyên gia đánh giá những khả năng liên quan đến công việc của người khuyết tật. Họ có thể giúp bệnh nhân sau đột quỵ tận dụng tối đa kỹ năng của mình để trở lại làm việc.

Tôi sẽ làm gì trong thời gian phục hồi chức năng?

Chương trình phục hồi chức năng thường chú trọng vào:

  • Những hoạt động hàng ngày, ví dụ như ăn, tắm và mặc quần áo.
  • Khả năng di chuyển, chẳng hạn như di chuyển từ giường đến ghế, đi bộ hoặc tự di chuyển trên xe lăn.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ.
  • Kỹ năng nhận thức, như trí nhớ hoặc khả năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng xã hội trong việc tương tác với những người khác.
  • Chức năng tâm lý để cải thiện kỹ năng ứng phó và điều trị trầm cảm, nếu cần.
Xem thêm bài viết Các bài tập vận động phục hồi chức năng sau đột quỵ

Những câu hỏi có thể hỏi bác sĩ và y tá
Hãy dành vài phút để viết ra các câu hỏi mà bạn quan tâm để hỏi nhân viên y tế. Một trong số đó có thể là:

  • Anh/chị có thể giới thiệu tôi đến một bác sĩ tâm thần không?
  • Làm thế nào để tiếp tục cải thiện các kỹ năng sau khi kết thúc chương trình phục hồi chức năng chính?

Tài liệu tham khảo

http://www.strokeassociation.org/idc/groups/stroke-public/@wcm/@hcm/documents/downloadable/ucm_309721.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS.TS. Phạm Nguyên Quý - BS. Trương Quang Huy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tự kỷ – Những điều cần biết

(38)
Tự kỷ là gì? Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện ... [xem thêm]

Hội chứng cơ hình lê (cơ tháp)

(96)
Hình: Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp Hội chứng cơ hình lê là gì? Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối ... [xem thêm]

Bệnh xơ cứng rải rác

(70)
Bệnh xơ cứng rải rác (Multiple Sclerosis, MS) là một tình trạng rối loạn của não bộ và tủy sống. Nó có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Trong hầu hết ... [xem thêm]

Bại não

(46)
Bại não là gì? Bại não là một rối loạn về vận động, trương lực cơ hoặc tư thế, nguyên nhân do tổn thương bộ não đang phát triển chưa trưởng thành, ... [xem thêm]

Rối loạn lo âu

(46)
Định nghĩa Thỉnh thoảng lo âu là điều bình thường trong cuộc sống. Bạn có thể cảm thấy lo âu khi gặp phải một vấn đề trong công việc, trước khi thi ... [xem thêm]

Cảm giác mệt mỏi sau đột quỵ

(65)
Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải ... [xem thêm]

Tự kỷ được chẩn đoán như thế nào?

(29)
Chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ Bác sĩ của con bạn sẽ tìm các vấn đề về phát triển tại những lần khám sức khỏe định kỳ. Nếu trẻ biểu hiện ... [xem thêm]

Thay đổi cảm xúc sau đột quỵ

(11)
Sau cơn đột quỵ, bệnh nhân có thể phản ứng theo kiểu này, nhưng vài tuần sau đó lại theo kiểu khác. Một số bệnh nhân sau đột quỵ có thể phản ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN