Phụ nữ có thai nên tránh sử dụng Cetirizine 10 mg

(3.65) - 18 đánh giá

Tên hoạt chất: Cetirizine

Phân nhóm: Thuốc kháng histamine.

Tác dụng

Cetirizine là thuốc trị bệnh gì?

Cetirizine là một thuốc nhóm kháng histamine nên có khả năng ức chế hoạt động của histamine gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng quanh năm hoặc dị ứng theo mùa như sốt cỏ khô, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng cetirizine. Tuy không có khả năng ngăn ngừa, thuốc sẽ giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng từ nhẹ đến vừa như:

  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ngứa hoặc chảy nước mắt
  • Ngứa cổ họng hoặc mũi

Ngoài ra, cetirizine cũng giúp giảm tình trạng nổi mề đay do dị ứng thức ăn hoặc thuốc. Tình trạng này có thể biểu hiện bởi những nốt mẩn ngứa nổi trên da. Không những vậy, cetirizine có thể được sử dụng để điều trị tình trạng cảm lạnh, phù mạch, phản ứng phản vệ, ngứa, viêm kết mạc dị ứng.

Thuốc Cetirizine có thể được kê cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Thuốc cetirizine có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc có những dạng và hàm lượng nào :

  • Viên nén với cetirizin 10mg, 5mg;
  • Dạng siro 5mg, chai 5ml.

Liều dùng thuốc cetirizine cho người lớn như thế nào?

Bạn cho người bệnh dùng 5mg-10mg thuốc mỗi ngày tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dị ứng, không dùng quá 10mg cetirizine mỗi ngày.

Liều dùng thuốc cetirizine cho trẻ em như thế nào?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về liều dùng nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc cetirizine như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không sử dụng nó với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn khuyến cáo.

Nếu bạn dùng dạng dung dịch, hãy đo liều cẩn thận bằng các dụng cụ đo hoặc thìa đo đặc biệt. Không dùng các loại thìa thông thường vì có thể đong liều không chính xác.

Bạn có thể dùng thuốc cùng thức ăn hoặc không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng, bạn hãy tham khảo thông tin từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, bạn hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc cetirizine?

Giống như tất cả các loại thuốc khác, Cetirizine 10mg cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, mặc dù không phải ai cũng có khả năng xuất hiện các tác dụng phụ này khi sử dụng thuốc.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc đó là:

  • Rối loạn máu và bạch huyết, giảm tiểu cầu (mức thấp của tiểu cầu máu)
  • Toàn thân mệt mỏi
  • tiêu chảy hoặc đau bụng
  • Rối loạn chung: suy nhược (cảm giác yếu đuối), tình trạng bất ổn (cảm giác nói chung là không khỏe), phù nề (sưng)
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: phản ứng dị ứng, một số nghiêm trọng (rất hiếm)
  • Rối loạn gan: chức năng gan bất thường
  • Tăng cân
  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Rối loạn tâm thần
  • Buồn ngủ;
  • Rối loạn thận và tiết niệu
  • Rối loạn các hệ thống các hô hấp:
Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về tình trạng bà bầu nhiễm giun kim

(20)
Bà bầu nhiễm giun kim sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu về đêm. Tình trạng này cần đến sự can thiệp của bác sĩ để trị dứt điểm.Nhiễm giun kim hoặc ... [xem thêm]

11 thức uống dành cho người bệnh tiểu đường mà bạn nên biết

(56)
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, nước lọc có lẽ là loại nước hoàn hảo và an toàn nhất vì chúng không chứa calo, đường hay carbohydrate. Nhưng ... [xem thêm]

Ngáy

(96)
Tìm hiểu chungNgáy là bệnh gì?Ngáy là tiếng khàn hoặc rống xảy ra khi hơi thở bị ngăn trong lúc ngủ. Những âm thanh này do các mô ở đầu đường thở rung ... [xem thêm]

7 dấu hiệu tâm lý bất ổn khiến bạn dễ gây xung đột

(75)
Biểu hiện phản ứng lại thái quá trong những tình huống có thể xử lý linh hoạt và êm đẹp nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy một tâm lý bất ổn. Bạn ... [xem thêm]

8 loại thực phẩm giúp giảm đau nửa đầu mà bạn nên dùng

(34)
Chứng đau nửa đầu cũng giống như một vị khách không mời, thường đến mà không báo trước và cũng khá khó để “tránh mặt”. Ngoài việc dùng thuốc, thay ... [xem thêm]

Tinh dầu thiên nhiên: Vừa đa năng lại tốt cho sức khỏe!

(24)
Tinh dầu thiên nhiên là những chiết xuất tinh túy nhất từ các loại hoa cỏ và thảo dược như sả chanh, hoa bưởi, hoa oải hương… Đây không chỉ là liệu ... [xem thêm]

9 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ dưa hấu

(42)
Dưa hấu chứa hàm lượng nước đến 92%, được coi là loại trái cây tươi mát và giải nhiệt tuyệt vời nhất mà bạn có thể thưởng thức trong những ngày hè ... [xem thêm]

Những điều nên làm để giảm đau khớp mắt cá chân

(29)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN