Những điều nên làm để giảm đau khớp mắt cá chân

(4.47) - 29 đánh giá

Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ chân. Nhưng giờ bạn có thể yên tâm giảm đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà.

Chứng đau cổ chân có thể dẫn đến những cơn đau buốt và gây khó chịu cho cổ chân của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp cổ chân bao gồm chấn thương do vận động như bong gân, điều kiện sức khỏe không ổn định chẳng hạn như chứng viêm khớp. Những lúc như vậy, cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chúng tôi sẽ giúp bạn đánh tan nỗi lo ấy chỉ với phương pháp RICE. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau cổ chân cũng như phương pháp RICE nhé.

Các nguyên nhân gây nên chứng đau cổ chân

Bong gân là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra chứng đau cổ chân. Ngoài ra, đau cổ chân còn là kết quả của:

  • Viêm khớp (đặc biệt là chứng viêm xương khớp);
  • Bệnh gút;
  • Tổn thương hoặc chấn thương hệ thần kinh, ví dụ như bệnh đau thần kinh tọa;
  • Tắc nghẽn mạch máu;
  • Nhiễm trùng khớp.

Hiện tượng bong gân thường xảy ra khi cổ chân bị trượt hay bị vặn khỏi khớp, làm cho các dây chằng nối giữa các khớp cổ chân bị rách do chấn động mạnh. Nói cách khác, bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương mạnh gây ra. Các dây chằng có thể bị bong ra khỏi chỗ khớp bám, bị rách, bị đứt nhưng không làm sai khớp.

Bệnh viêm khớp cũng có thể khiến bạn bị đau cổ chân. Viêm khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng các khớp bị viêm và sưng. Có rất nhiều loại bệnh viêm khớp có thể gây ra các cơn đau ở mắt cá chân, nhưng chứng viêm xương khớp chính là tác nhân phổ biến nhất. Viêm xương khớp thường do sự thoái hóa các khớp xương gây ra. Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm xương khớp này do lão hóa.

Cách điều trị chứng đau cổ chân ngay tại nhà

Để điều trị ngay lập tức cơn đau cổ chân tại nhà, bạn hãy thử dùng phương pháp RICE. Phương pháp này bao gồm 4 bước chính:

Rest – Nghỉ ngơi

Bạn cần tránh đặt trọng lượng cơ thể mình lên cổ chân như đi đứng quá nhiều. Hãy cố gắng càng ít đi lại càng tốt trong vài ngày đầu khi bị đau. Nếu cần phải đi bộ hoặc di chuyển nhiều, bạn nên dùng nạng hoặc gậy để chống đỡ bớt phần nào trọng lượng của cơ thể.

Ice – Chườm đá

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chườm một túi đá lạnh lên trên mắt cá chân ít nhất trong vòng 20 phút mỗi lần. Hãy thực hiện phương pháp này 3–5 lần/ngày trong liên tục ba ngày sau khi bị đau. Cách này giúp làm giảm tình trạng sưng và cơn đau tê buốt. Sau khi chườm, bạn ngồi thư giãn khoảng 90 phút trước khi chườm lại lần nữa.

Compression – Nén, ép

Hãy bó cổ chân bị đau của bạn lại với gạc đàn hồi – giống gạc ACE. Tránh không bó chân quá chặt vì nó sẽ khiến cho máu không lưu thông qua cổ chân khiến nó bị tê liệt và ngón chân sẽ đổi sang màu xanh tái.

Elavation – Nâng cao

Nếu có thể, hãy giữ cho cổ chân của bạn nâng cao qua tim để tăng lưu thông máu bằng cách nằm ngửa và đặt cổ chân lên trên một chồng gối hoặc các loại vật dụng hỗ trợ khác như ghế.

Bạn có thể dùng các loại thuốc không kê toa, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp làm giảm cơn đau và sưng tấy.

Chứng đau cổ chân khiến bạn khó chịu cả về thể xác lẫn tâm trạng. Cổ chân chấn thương khiến sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng bị hạn chế khá nhiều. Chính vì vậy, hãy học cách sơ cứu cho chính mình để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nên hay không nên sơn móng tay cho bé?

(43)
Rất nhiều bà mẹ có sở thích làm điệu cho con bằng cách sơn móng tay cho bé. Tuy nhiên, bạn đừng nên quá lạm dụng điều này bởi các loại sơn móng tay không ... [xem thêm]

Tư thế ngủ tiết lộ mối quan hệ gì giữa hai bạn?

(10)
Tư thế ngủ sẽ tiết lộ gì về bạn và anh ấy? Liệu mối quan hệ giữa bạn và anh ấy vẫn tốt đẹp hay đang gặp vấn đề mà bạn chưa nhận ra?Theo các ... [xem thêm]

Muốn sống thọ: học hỏi phụ nữ đi, các quý ông!

(92)
Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới? Các nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới các thói quen tốt cho sức khỏe và nhan sắc của mình. ... [xem thêm]

Các biến chứng của liệu pháp rút tủy răng

(70)
Hiện nay liệu pháp rút tủy răng đang dần quen thuộc với mọi người. Rút tủy răng giúp bạn tự tin hơn với hàm răng chắc khỏe, nhưng bên cạnh đó bạn cũng ... [xem thêm]

Các loại bệnh Alzheimer – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

(100)
Bệnh Alzheimer (viết tắt là AD) là một bệnh tâm thần liên quan đến chứng mất trí (hay còn gọi là mất trí nhớ) và gây nên những bất thường về hành vi. ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Phụ sản MêKông

(67)
Bệnh viện Phụ sản MêKông hay còn gọi là Bệnh viện MêKông có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ với trang thiết bị hiện đại và đội ... [xem thêm]

8 dấu hiệu đau tim trước 1 tháng bạn nên lưu ý

(21)
Bạn không làm gì nặng nhưng vẫn đổ mồ hôi nhiều và bạn không mấy quan tâm? Đừng xem nhẹ vì đó có thể là dấu hiệu đau tim trước 1 tháng sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Xét nghiệm testosterone để phát hiện sớm bệnh ung thư

(59)
Kết quả xét nghiệm testosterone quá ít ở nam giới hoặc quá nhiều ở phụ nữ có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư tinh hoàn hay ung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN