Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của con

(3.53) - 59 đánh giá

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho thấy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng mẹ và thai nhi sau khi sinh.

Cứ mỗi 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người phải đối mặt với chứng tiểu đường thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh này có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh tiểu đường ở mẹ bầu. Hãy cùng tìm hiểu rõ về chứng tiểu đường thai kỳ để bạn có thể kịp thời phòng ngừa và điều trị nhé!

Chứng tiểu đường thai kỳ là gì?

Nhờ sự hỗ trợ của insulin, glucose được chuyển hóa từ thức ăn sẽ được cơ thể “biến đổi” một lần nữa vào tạo thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể và các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Glucose không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ tăng lên trong máu, từ đó gây tiểu đường thai kỳ.

Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và có xu hướng biến mất sau khi sinh. Chỉ một số ít trường hợp tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, nếu bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai lần đầu, bạn có khả năng “gặp lại” người bạn này cao hơn trong quá trình thụ thai tiếp theo.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Với hầu hết phụ nữ mang thai, tiểu đường thai kỳ rất khó nhận biết. Những dấu hiệu thông thường của bệnh bao gồm: khát nước, đi tiểu nhiều, cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, viêm nhiễm âm đạo và suy giảm thị lực thường rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai.

Bệnh tiểu đường khi mang thai thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ, đôi khi sớm nhất là khi thai nhi 20 tuần tuổi. Đó là lý do bạn cần những buổi kiểm tra glucose để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần thai 24–28. Bạn cũng có thể chủ động kiểm tra nồng độ đường trong máu nếu phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ.

Những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ cao sau đây thường được chỉ định kiểm tra glucose từ những tuần đầu tiên của thai kỳ:

  • Phụ nữ mang thai lớn tuổi
  • Phụ nữ thừa cân, béo phì
  • Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường hoặc người thân bị bệnh tiểu đường

Ảnh hưởng của chứng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Nguy cơ băng huyết sau sinh: Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ dẫn đến tử vong ở người mẹ.

Huyết áp cao và tiền sản giật: Mẹ bầu bị tiểu đường và có protein niệu biểu hiện bệnh thận có nguy cơ bị tiền sản giật tăng gấp 4 lần so với những mẹ bầu khác.

Rủi ro bị chấn thương khi sinh: Chứng tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ dễ gặp chấn thương trong lúc vượt cạn do thai lớn. Một số trường hợp có thể được chỉ định sinh mổ.

Nguy cơ bị tái phát: Bạn có nguy cơ tái phát chứng tiểu đường thai kỳ nếu đã bị bệnh trong lần mang thai đầu tiên. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 khi lớn tuổi.

Ảnh hưởng đến thai nhi

• Bé thừa cân: Thông qua nhau thai, hàm lượng glucose trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho thai nhi, kích thích tuyến tụy của thai nhi sản xuất thêm insulin. Điều này có thể làm cho em bé trong bụng phát triển quá mức. Bé có nguy cơ bị chèn ép trong âm đạo, dẫn đến gãy xương hoặc ảnh hưởng thần kinh trong quá trình chào đời. Bé cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh béo phì ở trẻ em và tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.

• Bệnh lý sơ sinh: Nghiên cứu cho thấy, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp sau sinh. Ngoài ra, bé cũng có nguy cơ bị vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi và một số vấn đề về tim mạch.

• Đường trong máu thấp: Tuyến tụy của trẻ sau sinh vẫn tiếp tục sản xuất insulin để đối phó với lượng glucose dư thừa trước đây. Insulin tăng quá mức làm lượng đường trong máu xuống thấp (hạ đường huyết). Trường hợp hạ đường huyết trầm trọng có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh.

• Sẩy thai, sinh non và thai chết lưu: Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu, nhất là trong những tuần cuối thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả. Bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể ổn định đường trong máu. Mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu suốt 24 giờ là chìa khóa để ngăn ngừa các vấn đề trong khi mang thai hoặc khi sinh.

Mai Hà | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 dấu hiệu sắp rụng trứng giúp nhanh có thai hoặc ngừa thai như ý

(20)
Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, bạn nên biết những dấu hiệu sắp rụng trứng để canh ngày quan hệ và sớm có tin vui. Cách nhận biết biểu hiện rụng trứng ... [xem thêm]

Sản phụ biết gì về chứng tiền sản giật sau sinh?

(83)
Sau khi con yêu ra đời, cơ thể người mẹ vẫn có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm, chẳng hạn như chứng tiền sản giật sau sinh. Những phụ nữ bị ... [xem thêm]

Viêm lưỡi di trú – Loại bệnh tưởng lạ mà quen

(79)
Viêm lưỡi di trú là một tình trạng rất phổ biến hiện nay. Vùng viêm thường ở trên đầu hoặc mặt lưỡi, đôi khi cả ở dưới bề mặt lưỡi. Lưỡi không ... [xem thêm]

Mẹo hay giúp điều trị viêm amidan tại nhà dành cho trẻ

(57)
Bạn cũng nên biết các mẹo nhỏ giúp điều trị viêm amidan tại nhà bên cạnh việc cho bé uống thuốc để con yêu mau chóng khỏi bệnh.Thời tiết trở lạnh cũng ... [xem thêm]

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai liệu có cần thiết?

(95)
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nằm trong danh sách những bài kiểm tra cần thực hiện để đảm bảo mẹ bầu và thai nhi không gặp vấn đề bất ổn nào. Mang ... [xem thêm]

Đừng nghĩ nước ngọt không đường là tốt cho cơ thể!

(48)
Mọi người đều biết việc uống nước ngọt (hay còn gọi là soda, nước giải khát có gas) không mang lại lợi ích cho sức khỏe, vì thức uống này chứa rất ... [xem thêm]

Khám phá những thực phẩm giàu protein cho sức khỏe (Phần 1)

(50)
Protein là một trong những chất cần thiết mà mỗi người cần bổ sung cho cơ thể, đặc biệt là với những người tập gym. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu xem ... [xem thêm]

10 bí quyết tái chế chai nhựa thành đồ dùng gia đình

(93)
Việt Nam là một trong những nước báo động đỏ vì ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng mà trong đó chai nhựa là chiếm phần lớn. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN