Lợi ích và tác hại của việc tắm đêm không phải ai cũng biết

(4.22) - 57 đánh giá

Tắm đêm có thể giúp bạn mát mẻ và thoải mái hơn trước khi ngủ. Tuy nhiên, tắm nước ở nhiệt độ nào thì phù hợp và có gì cần lưu ý không?

Mặc dù các chuyên gia khuyên bạn nên tắm vào buổi sáng, nhưng vào những ngày oi bức, nắng nóng thì bạn khó có thể ngủ ngon khi không làm mát cơ thể vào ban đêm. Tuy nhiên, bạn nên tắm nước nóng hay nước lạnh? Hello Bacsi sẽ đưa ra một số lý giải giúp bạn có lựa chọn phù hợp và tốt cho sức khỏe.

So sánh lợi ích của việc tắm nước nóng và nước lạnh

Tắm là thời gian bạn được thư giãn, tận hưởng cảm giác thoải mái nhất và tăng cường sức khỏe. Cho dù là bạn có tắm đêm hay tắm vào buổi nào trong ngày thì cũng nên biết rằng nhiệt độ của nước có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn.

Tắm nước lạnh giúp bạn:

  • Tăng cường hệ miễn dịch;
  • Giảm mệt mỏi;
  • Ngừa cảm lạnh;
  • Tăng hormone chống phiền muộn;
  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất;
  • Tinh thần sảng khoái;
  • Tốt cho da;
  • Giảm rụng tóc.

Tắm nước nóng giúp bạn:

  • Thư giãn các cơ;
  • Giảm căng thẳng;
  • Giảm đau nửa đầu;
  • Giảm sưng;
  • Bớt lo lắng;
  • Giảm viêm mũi;
  • Loại bỏ độc tố cho da;
  • Mở lỗ chân lông và làm sạch da.

Như vậy, tắm nước nóng hay nước lạnh sẽ tốt cho giấc ngủ của bạn?

Ở các nước phương Tây, người ta thường tắm vào buổi sáng để giúp cơ thể tỉnh táo và thoải mái hơn, sẵn sàng cho ngày mới bắt đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam và một số nước châu Á, có thể do thói quen hoặc lịch trình làm việc dày đặc, thời tiết nóng bức, nhiều người lại lựa chọn tắm đêm. Trong khoảng thời gian này, bạn nên lựa chọn tắm nước ấm hơn là tắm nước lạnh. Nhiệt độ nước ấm vừa phải là điều tuyệt vời nhất giúp cơ thể thư giãn, nhất là khi kết hợp với uống sữa nóng hoặc trà ấm. Mặc dù vậy, nếu bạn tắm trước khi đi ngủ, bạn không nên dùng nước trà vì có thể ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn.

Những điều lưu ý khi tắm, đặc biệt là tắm đêm

Tắm có thể giúp bạn thoải mái hơn, nhưng bạn nên lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Không tắm khi quá đói hoặc quá no. Tốt nhất bạn nên tắm sau khi ăn 1–2 giờ;
  • Không tắm lúc mệt mỏi;
  • Không tắm sau khi uống rượu;
  • Không tắm sau khi quan hệ tình dục. Sau khi làm “chuyện ấy”, bạn nên dành 5–10 phút để tâm sự hay nghỉ ngơi với người yêu trước khi đi tắm;
  • Không đi ngủ ngay sau khi tắm;
  • Tốt nhất không gội đầu vào ban đêm.

Với những lưu ý trên, chắc chắn bạn đã có sự lựa chọn riêng của mình. Mặc dù vậy, tốt nhất bạn nên tắm buổi sáng hoặc vào ban ngày để tránh ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Hơn nữa, bạn nên đảm bảo cơ thể mình luôn được giữ ấm sau khi tắm, đặc biệt là tắm đêm nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng chuyển sang thể ác tính

(97)
U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Hầu hết các khối u là lành tính nhưng bạn không nên chủ quan vì một số trường hợp u nang có nguy ... [xem thêm]

Phòng tránh và xử lý đúng cách khi bị chó cắn

(26)
Chó là loài động vật đã thuần hóa và được xem là “người bạn thân thiết nhất của con người”. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bị chúng tấn ... [xem thêm]

Bố mẹ có nên cho bé ăn món trứng sữa hay không?

(48)
Món trứng sữa custard là một loại thức ăn có vẻ tốt cho con vì nó dễ ăn, dễ nuốt và cũng khá ngon. Nhưng nếu bạn cho bé ăn món trứng sữa hằng ngày thì ... [xem thêm]

Giúp phụ nữ giảm đau cổ tay hiệu quả

(14)
Đau cổ tay do dùng máy tính nhiều là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng những cách đơn giản sau đâyTrong ... [xem thêm]

Sở hữu vòng eo thon gọn với bài tập aerobic giảm mỡ bụng

(72)
Bạn muốn diện đồ ôm tôn những đường cong cơ thể? Hãy bắt tay thực hiện các bài tập aerobic giảm mỡ bụng để luôn tự tin khoe vóc dáng nhé!Mọi người ... [xem thêm]

5 cách uống rượu bia không say dành cho các đấng mày râu

(37)
Uống rượu bia quá say không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông. Vậy liệu có cách uống rượu bia không say để bạn không bỏ ... [xem thêm]

Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo

(34)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạoBộ phận cơ thể/mẫu thử: Dịch lỏng và tế bào từ âm đạoTìm hiểu chungXét nghiệm nhiễm khuẩn âm ... [xem thêm]

Cai thuốc lá thành công – Tự thưởng thôi! (giai đoạn 6)

(62)
Sau khi vượt qua được tất cả khó khăn thì những nổ lực của bản thân rất xứng đáng được khen thưởng của hành trình cai thuốc lá thành công.Ở giai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN