Phá thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

(4.31) - 37 đánh giá

Phẫu thuật phá thai rất hiếm khi có thể gây tổn thương cổ tử cung hoặc tử cung. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất khi tử cung bị tổn hại, bạn có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để chữa lành tử cung trước khi thụ thai lần nữa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phá thai bằng thuốc để đưa thai nhi ra khỏi cơ thể nếu người phụ nữ thực hiện phá thai ở giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chỉ định phẫu thuật để phá thai, thai nhi sẽ được lấy ra khỏi tử cung bằng một loại thiết bị hút, ống tiêm hoặc dụng cụ có hình muỗng với rìa mỏng. Ngoài ra, cổ tử cung cũng có thể bị suy yếu và dẫn đến khả năng cổ tử cung mở sớm hơn trong thai kỳ tiếp theo. Điều này thường xảy ra phổ biến hơn ở những phụ nữ đã phẫu thuật phá thai nhiều lần.

Nhìn chung, phá thai sẽ để lại nhiều hậu quả hoặc gây ra các vấn đề sinh sản, biến chứng trong thai kỳ tiếp theo. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa phá thai và khả năng tăng nguy cơ:

  • Chảy máu âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai;
  • Sinh non;
  • Sinh con nhẹ cân;
  • Vấn đề về nhau thai.

Những ảnh hưởng của nạo phá thai nhiều lần?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạo phá thai một lần hay nhiều lần đều có cùng mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Điều khác biệt duy nhất có thể xảy ra khi bạn nạo phá thai nhiều lần là nguy cơ sẩy thai sẽ tăng cao hơn.

Sau khi nạo phá thai bao lâu thì an toàn để thụ thai lần nữa?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn và bạn đời đã cảm thấy sẵn sàng để có em bé hay chưa. Sau khi phá thai, bạn có thể cảm thấy đặc biệt nhạy cảm về việc mang thai. Người bạn đời của bạn cũng có thể cảm thấy khá dè dặt. Cả hai bạn nên tránh cảm giác bị thúc ép có con. Khi đã cả hai đã hoàn toàn sẵn sàng, đó mới chính là thời điểm tốt để cố gắng thụ thai.

Nếu bạn chỉ mới phá thai gần đây, bạn không nên quá vội vàng để cố gắng mang thai lại lần nữa. Cơ thể bạn cần có thời gian để hồi phục sau khi đã trải qua quá trình phá thai. Tốt nhất hãy chờ cho tới khi bạn đã trải qua một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại trước khi cố gắng thụ thai một lần nữa.

Nếu bạn quyết định bỏ đứa bé vì bất kỳ lý do sức khỏe nào trước đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cố gắng thụ thai lại. Bác sĩ sẽ tư vấn và giải đáp nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc có thai sau khi đã nạo phá thai.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo “xử lý” móng tay bị ngả vàng

(48)
Móng tay bị ngả vàng? Thật kinh khủng! Hãy áp dụng những bí quyết dưới đây để khôi phục lại bộ móng khỏe mạnh và bóng đẹp của bạn xem sao nhé.Vì sao ... [xem thêm]

Ung thư phổi có chữa được không?

(92)
Rất nhiều người thắc mắc rằng “Ung thư phổi có chữa được không?”, “Làm sao để phát hiện ung thư phổi sớm?”, “Phẫu thuật hay xạ trị liệu có ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

(41)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc phải căn bệnh ... [xem thêm]

Thay đổi cách sống, giảm rủi ro: 7 lời khuyên giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường

(61)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

3 lưu ý vàng bạn nên biết khi tập thể dục giảm cân

(30)
Tập thể dục là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn không ghi nhớ những lưu ý khi tập thể dục giảm cân dưới đây, thì ... [xem thêm]

Bệnh teo não: Ai cũng có thể mắc phải nếu sống bất cẩn

(89)
Bệnh teo não là hiện tượng não bị mất tế bào khiến nó không có kết nối hoặc kết nối yếu ớt với những tế bào khác trong hệ thần kinh. Đây có thể ... [xem thêm]

Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo

(34)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạoBộ phận cơ thể/mẫu thử: Dịch lỏng và tế bào từ âm đạoTìm hiểu chungXét nghiệm nhiễm khuẩn âm ... [xem thêm]

Mẹo ăn uống và bí kíp giảm cân hiệu quả

(69)
Duy trì trọng lượng ổn định không những giúp bạn có sức khỏe thể chất tốt mà tinh thần cũng luôn thoải mái, đồng thời ngăn ngừa bệnh tật. Tăng cân, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN