9 nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau khi kết hôn

(3.83) - 90 đánh giá

Nếu biết được những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau khi kết hôn, bạn sẽ tìm được cách khắc phục tình trạng để dễ dàng thụ thai hơn. Kinh nguyệt không đều cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như hội chứng buồng trứng đa nang hay rối loạn tuyến giáp…

Kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt) là khi kỳ kinh của bạn bắt đầu sớm hoặc trễ hơn kỳ kinh lặp lại của bạn. Một chu kỳ bình thường sẽ được tính từ ngày đầu có kinh đến ngày hành kinh kế tiếp là 28 – 30 ngày. Nhưng nếu chu kỳ của bạn lặp lại sau 21 – 35 ngày ở người lớn tuổi và 21 – 45 ngày ở người trẻ tuổi thì vẫn là bình thường.

Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ phải đối mặt tại một thời điểm nhất định trong cuộc sống. Đây có thể là hậu quả của việc bạn bị stress trong một thời gian dài, lạm dụng thuốc tránh thai hay thay đổi thói quen sống.

Kinh nguyệt không đều xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hiểm vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh. Bên cạnh đó, kinh nguyệt không đều sau khi kết hôn cũng khiến bạn khó xác định được ngày trứng rụng và giảm khả năng thụ thai.

Bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều để thấy an tâm hơn trong quá trình điều trị và tìm cách đưa kinh nguyệt trở lại đều đặn. Dưới đây là 9 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau khi kết hôn mà bạn có thể gặp phải.

1. Kinh nguyệt không đều do stress

Trong thời gian từ trước khi bắt đầu đám cưới cho đến khi kết hôn, bạn có thể phải đối mặt với khá nhiều áp lực và căng thẳng. Bạn có thể bị stress khi lên kế hoạch cho đám cưới với nhiều khâu chuẩn bị, ổn định tài chính và cân bằng đời sống của mình.

Dưới đây là những áp lực mà bạn có thể trải qua với cuộc sống sau khi kết hôn:

  • Chuẩn bị tài chính cho việc mang thai và có con
  • Lập kế hoạch chi tiêu và sinh hoạt trong gia đình
  • Lo lắng khi bạn quan hệ nhiều lần mà vẫn chưa có con
  • Sắp xếp việc nhà sao cho chu đáo như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa…
  • Dành thời gian để hâm nóng tình cảm với chồng khi công việc bận rộn
  • Cố gắng hoàn thành công việc đúng deadline trong khi vẫn phải lo nhiều công việc nhà
  • Có thể gặp phải những căng thẳng xung đột khi cố gắng đáp ứng những yêu cầu từ nhà chồng…

Kinh nguyệt không đều sau khi kết hôn có thể chỉ tạm thời. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trở lại khi bạn quen với nếp sống sau khi kết hôn và giảm thiểu được phần nào những căng thẳng.

2. Bạn thay đổi cân nặng đột ngột

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều có thể là do cân nặng của bạn bị tăng hoặc giảm đột ngột khi thay đổi thói quen sống sau khi kết hôn. Một trong những tác dụng phụ khi bạn tăng cân hoặc giảm cân là sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn hơn nếu bạn giảm cân hoặc tăng cân về mức cân nặng ổn định.

3. Bạn đang có dấu hiệu mang thai

Các cặp vợ chồng sau khi kết hôn sẽ trải nghiệm cảm giác thăng hoa trong tình yêu và quan hệ tình dục thường xuyên hơn. Hoạt động tình dục thường xuyên sẽ giúp bạn dễ dàng mang thai khiến kinh nguyệt của bạn bị trì hoãn lại.

Một số phụ nữ cũng có thể gặp tình trạng trễ kinh trước khi mang thai như những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc lạc nội mạc tử cung. Nếu lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

4. Tác dụng phụ của thuốc ngừa thai

Thuốc ngừa thai thường tiểm ẩn nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể người phụ nữ như buồn nôn, đau ngực, đau đầu, giảm ham muốn tình dục… Trong số đó, chu kỳ kinh nguyệt không đều là tác dụng phụ phổ biến nhất mà phụ nữ gặp phải.

Để tránh những tác dụng phụ khi uống thuốc ngừa thai, bạn có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khác như bao cao su hoặc quan hệ trước và sau chu kỳ kinh một tuần. Bạn cũng lưu ý không quan hệ trong khoảng thời gian trứng rụng vì đây là thời điểm bạn dễ dàng mang thai nhất.

Để xác định được ngày trứng rụng, bạn hãy cẩn thận ghi chép ngày bắt đầu hành kinh, kỳ hành kinh kéo dài bao nhiêu ngày và chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài bao lâu. Ngày trứng rụng sẽ được tính là khoảng 2 tuần trước ngày bắt đầu hành kinh kế tiếp của bạn. Bạn cũng có thể tải app Flo trên điện thoại để tiện theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, ngày trứng rụng và ngày có khả năng mang thai cao.

5. Bạn mắc chứng buồng trứng đa nang

Bạn có thể bị trì hoãn kinh nguyệt nếu gặp hội chứng buồng trứng đa nang. Bạn hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh sớm nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào khác lạ như lông hoặc mụn mọc nhiều hơn ở mặt và cơ thể, tóc trên da đầu mỏng đi, kinh nguyệt không đều hay khó khăn khi tìm cách quan hệ để có con.

Buồng trứng đa nang không phải là một căn bệnh nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng thuốc. Lối sống lành mạnh cũng có thể giúp bạn cải thiện bệnh bằng cách hạn chế ăn nhiều tinh bột và tập thể dục thường xuyên.

6. Bạn bị rối loạn tuyến giáp

Nếu gặp tình trạng rối loạn tuyến giáp, bạn có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Đây là một trong những lý do mà các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra tuyến giáp mỗi 6 tháng/1 lần.

Rối loạn tuyến giáp là một tình trạng bệnh khá nguy hiểm và có thể khiến bạn gặp các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm, giảm cân, kém tập trung và xuất huyết âm đạo kéo dài… Vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nếu nghi ngờ mình bị mắc bệnh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách phân biệt xuất huyết âm đạo với kinh nguyệt.

7. Bạn đang trong thời kỳ cho con bú

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều có thể là do bạn mới sinh con và đang trong quá trình cho con bú. Điều này xảy ra là vì hormone hỗ trợ sữa mẹ làm trì hoãn sự rụng trứng và khiến bạn bị chậm kinh.

Với những phụ nữ sau khi sinh mà không cho con bú cũng gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều vì cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi từ quá trình mang thai đến khi sinh con. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy kinh nguyệt trở lại đều đặn khi cơ thể đã ổn định.

8. Bạn thay đổi lối sống hàng ngày

Bạn có thể bị trì hoãn kinh nguyệt khi thay đổi thói quen sống như tập thể dục quá sức để giảm cân, nhịn ăn sáng và ăn đêm thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm ảnh hưởng đến hormone sinh sản nếu uống nhiều rượu, bia. Môi trường cũng có thể tác động đến sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt khi chồng bạn thường xuyên hút thuốc lá hoặc bạn phải hít khói bụi thường xuyên.

9. Thói quen ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ thường xuyên có thể khiến bạn bị căng thẳng về thể chất. Bạn nên ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm để cơ thể khỏe mạnh. Nếu khó ngủ, bạn có thể dùng những biện pháp giúp bạn dễ ngủ như uống trà tâm sen, trà hoa cúc, sữa hạnh nhân, sữa bò… Bạn cũng có thể tập những bài tập yoga giúp ngủ ngon tại nhà trước khi đi ngủ.

Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng mất ngủ vẫn không khả quan hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Khi ngủ đủ giấc và đúng giờ, bạn sẽ giảm thiểu được tình trạng mệt mỏi và giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.

Bạn có thể không cần lo lắng nếu như chu kỳ kinh nguyệt đến chậm khoảng 1 – 2 tháng do lối sống thay đổi rồi sau đó ổn định trở lại. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều xảy ra thường xuyên thì có thể bạn đang mắc những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như trễ kinh trong các trường hợp dưới đây:

  • Đau bụng dưới
  • Ăn không ngon miệng
  • Nước tiểu hoặc phân có máu
  • Đang uống thuốc điều trị bệnh
  • Trễ kinh hơn ba tháng liên tiếp
  • Buồn nôn và nôn trong hơn 3 ngày liên tiếp

Nếu kinh nguyệt không đều do bị stress hay do thói quen sống thì bạn cũng nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám xem có những biểu hiện bệnh lý nào khác không. Nếu kinh nguyệt không đều không phải do những nguyên nhân nghiêm trọng thì bạn có thể cải thiện tình trạng tại nhà bằng những cách dưới đây:

  • Tập yoga
  • Tránh uống rượu bia
  • Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 giờ
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Có chế độ ăn dinh dưỡng và điều độ
  • Giảm khối lượng công việc để tránh stress
  • Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thay vì uống thuốc tránh thai
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh làm chậm kinh
  • Khuyên chồng ngừng hút thuốc để bảo vệ sức khỏe cho chồng và chính bạn

Khi tìm cách để chữa trị những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều, bạn nên cẩn thận ghi chú lại chu kỳ kinh của mình để tiện cho việc theo dõi sức khỏe. Bạn cũng nên nhớ có thói quen sống lành mạnh và giảm thiểu stress để kinh nguyệt ra đều đặn hơn. Nếu kinh nguyệt không đều là do bạn bị bệnh thì bạn nên làm theo những chỉ định từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe nhé.

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

24 điểm nhạy cảm của đàn ông và phụ nữ khi làm chuyện ấy

(38)
Những điểm nhạy cảm của đàn ông và phụ nữ không chỉ tập trung ở vùng kín. Bạn có thể đã bỏ lỡ rất nhiều khu vực khác để khơi gợi chuyện ấy. ... [xem thêm]

Kích thích nhũ hoa có giúp mẹ bầu chuyển dạ?

(93)
Kích thích nhũ hoa là hành động cọ xát, xoa bóp núm vú, bầu ngực để giúp gây co thắt và thúc đẩy mẹ bầu chuyển dạ.Mẹ bầu nào cũng mong đợi sẽ được ... [xem thêm]

Huyết áp “biểu tình” khi bạn ở trong phòng khám

(63)
Tăng huyết áp áo choàng trắng là gì?Bạn có lo lắng khi nhìn thấy bác sĩ? Bạn có lo sợ khi ngồi trong phòng đợi và giờ hẹn đang đến gần? Đây là những ... [xem thêm]

7 cách làm mặt nạ đu đủ giúp trắng da, trị thâm nám

(79)
Đu đủ với nguồn dinh dưỡng phong phú cùng các vitamin và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe tốt. ... [xem thêm]

Kẹo thuốc lá: Quà vặt nguy hại trước cổng trường

(10)
Kẹo thuốc lá đang là “sản phẩm học đường” quen thuộc với nhiều bạn tuổi teen nhưng vẫn là cái tên khá lạ lẫm với phụ huynh. Điều đang nói, dù ... [xem thêm]

Thuốc điều trị HIV gồm những loại nào?

(18)
HIV là căn bệnh của thế kỷ và hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có thuốc điều trị HIV giúp kiểm soát virus trong người, làm chúng ... [xem thêm]

Đừng quên thực hiện 5 ngôn ngữ yêu thương với con mỗi ngày

(33)
Với 5 ngôn ngữ yêu thương, bạn sẽ dễ dàng thể hiện tình yêu thương của mình đối với con, từ đó vun đắp thêm tình cảm giữa bạn và con. Trẻ nhỏ có ... [xem thêm]

Những điều nên và không nên làm khi dùng nước súc miệng

(55)
Nếu bạn thường xuyên sử dụng nước súc miệng, bạn nên biết một số mẹo nhỏ nên và không nên làm trong khi dùng loại sản phẩm này.Nếu bạn đang tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN